top of page

Tăng sức mạnh của Fintech với Gamification

Updated: Apr 28

Trước tình trạng giá tiêu dùng tăng vọt và lạm phát vượt xa tốc độ tăng lương và lãi suất tiết kiệm, việc duy trì tài chính trở thành ưu tiên hàng đầu với nhiều người tiêu dùng. Theo một khảo sát từ Capital One, 77% người dân Mỹ bày tỏ sự lo lắng về tình hình tài chính của họ trong tương lai. Các ứng dụng fintech ra đời với mục đích giúp người dùng quản lý tài chính dễ dàng và đơn giản hơn. Tuy nhiên, một vấn đề mà các ứng dụng này gặp phải là khả năng giữ chân khách hàng. Trong một báo cáo gần đây, số lượng người dùng hủy hoặc không tiếp tục gia hạn đăng ký các ứng dụng fintech trong vòng bảy ngày lên tới 73%. Dữ liệu của chúng tôi cũng phản ánh thực trạng này khi retention rate trong ngày 1 là 24% và ngày 7 là 17%.


Gamification (game hóa) là một giải pháp dành cho các ứng dụng fintech. Đây là một chiến lược rất hiệu quả đã được nhiều tổ chức tài chính công nghệ (bao gồm ngân hàng, các công ty chứng khoán, bảo hiểm và doanh nghiệp tư vấn tài chính cá nhân) sử dụng nhằm tăng tỷ lệ tương tác và cải thiện trải nghiệm người dùng. Gamification biến những hoạt động liên quan tới quản lý tiền bạc trở nên vui vẻ và dễ chịu hơn, đặc biệt khi công việc này ngày càng trở nên stress hơn bao giờ hết.


Gamification là gì?

Gamification chỉ việc đưa các kỹ thuật thiết kế trò chơi vào đời thực nhằm khuyến khích người dùng gắn bó với ứng dụng của bạn trong thời gian dài. Điều này đánh vào tâm lý ham muốn phần thưởng và thành tích của người dùng. Bạn có thể đưa những yếu tố từ game truyền thống vào ứng dụng non-game của mình như điểm số, huy hiệu, và bảng thành tích. Trong khi hệ thống tích điểm đem lại mục tiêu phấn đấu cũng như cảm giác tiến bộ cho người dùng, huy hiệu thỏa mãn nhu cầu được khen thưởng và ghi nhận thành tích. Cuối cùng, bảng xếp hạng đánh vào niềm đam mê có được ảnh hưởng và chỗ đứng trong xã hội.


gamification

Lí do bạn nên áp dụng gamification cho ứng dụng fintech của mình

Cải thiện tỷ lệ tương tác của người dùng

Gamification thúc đẩy người dùng tương tác nhiều hơn với ứng dụng. Ví dụ như, rất nhiều ứng dụng fintech tặng quà (như là tiền hoặc điểm thưởng) cho người dùng sau khi hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể. Việc làm này khuyến khích người dùng đăng ký và tham gia vào trò chơi, qua đó cũng cải thiện trải nghiệm tổng quan của họ với sản phẩm.


gamification

Gamification cũng giúp thúc đẩy việc tìm hiểu và ghi nhớ thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Ngoài ra, đối với các ứng dụng fintech sở hữu bộ tính năng lớn, gamification còn có thể trở thành công cụ trong quá trình giới thiệu tới khách hàng. Người dùng cần học cách sử dụng app và hiểu các tính năng của ứng dụng trước khi họ có thể sử dụng một cách thành thạo. Những phần thưởng trong gamification sẽ giúp người dùng cảm thấy công sức họ bỏ ra để hiểu những tính năng của app là hoàn toàn xứng đáng.


Tăng tỷ lệ retention, stickiness, và loyalty từ khách hàng

Cơ chế trò chơi có thể giúp bạn thu hút và giữ chân khách hàng, qua đó tăng giá trị vòng đời khách hàng (customer lifetime value). Điều này đặc biệt quan trọng đối với các ứng dụng fintech vì tỷ lệ churn của chúng tương đối cao. Những người dùng quan tâm tới một sản phẩm nhưng vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn sẽ tiếp tục tương tác với ứng dụng nếu họ cảm thấy muốn gắn bó. Ví dụ như, nếu bạn có một ứng dụng gửi tiền tiết kiệm và tặng thưởng cho user mỗi khi họ mở tài khoản, điều đó sẽ giữ chân họ ở lại lâu hơn so với việc ứng dụng của bạn thông báo số dư còn lại mỗi khi họ mở tài khoản. Tạo ra một trải nghiệm thú vị đồng thời tặng thưởng cho người dùng vì những nỗ lực của họ sẽ nâng cao tỷ lệ retention và brand loyalty, kể cả sau khi họ đã tải ứng dụng của bạn.


Triển khai gamification ở đâu?

Bạn có thể triển khai những cơ chế và thiết kế của game trong ứng dụng fintech của mình, nhưng hãy sử dụng chúng đúng lúc đúng chỗ. Việc quyết định vị trí chính xác và thời điểm tối ưu cần trải qua quá trình thử nghiệm. Mỗi cohort và phân khúc khách hàng khác nhau cũng sẽ đòi hỏi những yêu cầu khác nhau, do đó, việc đánh giá, phân bố, và có cái nhìn tổng quát về hành trình trải nghiệm của khách hàng là điều hết sức cần thiết. Dưới đây là những phương pháp chính mà bạn có thể tận dụng gamification:

  • Khuyến khích tiết kiệm: Bạn có thể dễ dàng biến khoản tiết kiệm thành trò chơi bằng việc tặng thưởng cho người dùng khi họ đạt được mục tiêu tiết kiệm của mình. Ngoài ra, bạn có thể đưa ra lựa chọn làm tròn mỗi giao dịch và chuyển số tiền chênh lệch vào tài khoản tiết kiệm.

  • Nâng cao hiểu biết về tài chính: Giới thiệu những video ngắn và những trò chơi vui nhộn nhằm giải thích những khái niệm tài chính phức tạp theo một cách dễ hiểu. Qua đó, nâng cao hiểu biết của người dùng và khuyến khích họ sử dụng nhiều tính năng của ứng dụng hơn, tùy thuộc vào model app của bạn. Bạn cũng có thể thưởng điểm mỗi khi user xem một video mới.

  • Xây dựng cộng đồng: Trải nghiệm gamification sẽ thúc đẩy lòng tin giữa những người sử dụng cùng một dịch vụ tài chính cũng như tăng thêm lượt giới thiệu. Ví dụ, bạn có thể thưởng điểm hoặc tiền cho user mỗi lần họ giới thiệu ứng dụng của bạn tới bạn bè của họ.


3 ví dụ về cách sử dụng gamification trong ứng dụng fintech

Fortune City

Fortune City tiếp cận gamification một cách trực tiếp: Vừa là một ứng dụng theo dõi ngân sách vừa là một ứng dụng trò chơi. Ứng dụng được thiết kế như một trò chơi mô phỏng nơi user có thể xây dựng và quản lý thành phố của họ thông qua việc quản lý tài chính. Những khoản chi phí khác nhau sẽ tạo ra những tòa nhà khác nhau, và người dùng có thể xây nhà bằng cách ghi lại những khoản thu chi của mình. Ví dụ như khi user ghi lại chi phí cho việc ăn uống, một quầy đồ ăn sẽ mọc lên. Khi user ghi lại thu nhập của mình, quầy thu ngân sẽ được tạo ra. Mục đích của trò chơi là tạo ra một thị trấn thịnh vượng và cân bằng, nơi các khoản chi phí và thu nhập đều được ghi chép lại. User có thể thuê người dân chăm sóc các tòa nhà của mình để nhận thêm xu. Phần xu nhận được trong game có thể dùng để xây những tòa nhà to hơn, nâng cấp những tòa nhà đang có, và cải tạo các tòa thị chính.


gamification

Qapital

Ứng dụng tài chính cá nhân Qapital sẽ tự động gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm mỗi khi bạn chi tiêu, thông qua một loạt các phương pháp game hóa và goal-based. Người dùng có thể đặt mục tiêu tiết kiệm và bắt đầu dựa theo những quy tắc họ lựa chọn khi đăng ký mở tài khoản. Một vài quy tắc bao gồm:

  • Moves: Người dùng có thể kết hợp mục tiêu nâng cao sức khỏe với mục tiêu tài chính của họ. User có thể tự thưởng tiền cho bản thân mỗi khi họ tập chạy, đi bộ hoặc đạp xe.

  • Quy tắc round-up: quy tắc này làm tròn lên các giao dịch được chỉ định và chuyển khoản chênh lệch vào tài khoản tiết kiệm của user.

  • Quy tắc “spend less”: Quy tắc này khuyến khích user chi tiêu ít hơn so với thói quen của họ. Ví dụ như bình thường bạn chi $50 cho việc đi chợ, với quy tắc này, nếu bạn chỉ tiêu $40, con số chênh lệch $10 sẽ tự động được chuyển vào tài khoản tiết kiệm của bạn.

  • Quy tắc “set và forget”: Quy tắc này cho phép ứng dụng dành ra một khoản tiết kiệm hàng tuần hoặc tháng.


gamification

Người dùng có thể đặt ra bất kỳ quy tắc tùy chỉnh nào. Họ cũng có thể đặt ra những mục tiêu chung và tham gia vào các nhóm có cùng mục tiêu tiết kiệm với mình. Tất cả các thành viên của nhóm chung có thể theo dõi tiến độ của nhau, qua đó tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh. Qapital giúp việc quản lý tiền bạc trở nên đơn giản và thú vị hơn, không ngạc nhiên khi ứng dụng này có hơn 2 triệu người dùng và hơn 100 nghìn đánh giá 5 sao trên app store.


Revolut

Revolut là một trong những ứng dụng quản lý tiền tất cả-trong-một (all-in-one) hàng đầu. Người dùng có thể lên ngân sách, chuyển tiền, nạp tiền, rút tiền và nhiều hơn nữa. Revolut sở hữu hơn 15 triệu người dùng tại thời điểm hiện tại. Chìa khóa thành công của Revolut nằm ở việc sử dụng những tính năng gamification như xếp hạng hoặc xổ số nhằm đảm bảo người dùng có một trải nghiệm vui vẻ và thú vị.


gamification

Khi mới bắt đầu, Revolut cung cấp bảng xếp hạng tại các trường đại học để khuyến khích sinh viên đăng ký nhiều hơn, khai thác khía cạnh xã hội của gamification đã được đề cập ở trên. Ngoài ra, những phần thưởng nâng cấp lên premium miễn phí cũng giúp thu hút sự chú ý và giữ chân người dùng. Revolut sử dụng quay xổ số để khuyến khích người dùng sử dụng ứng dụng. Họ sẽ nhận được điểm sau mỗi giao dịch chuyển khoản hoặc thanh toán. Tại Anh, một người có thể thắng đến £10,000 trong vòng quay xổ số nhờ số điểm thưởng này. Hơn nữa, bảng xếp hạng cho phép người dùng xem được khoảng cách giữa họ với top đầu cũng như vị trí của họ so với bạn bè.


Những điều cần nhớ khi xây dựng model gamification cho ứng dụng fintech của bạn

Gamification là một công cụ tuyệt vời để thúc đẩy tương tác và xây dựng loyalty từ người dùng. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể nhận được trái ngọt nếu biết tận dụng đúng cơ chế của game. Hãy ghi nhớ những nguyên tắc cơ bản dưới đây khi áp dụng gamification cho ứng dụng fintech của bạn:

  • Hãy chắc chắn rằng những mục tiêu bạn đặt ra cho user có thể đạt được với một nỗ lực hợp lý. Mục tiêu đừng quá dễ nhưng cũng không nên quá khó.

  • Những quy tắc của trò chơi nên công bằng và minh bạch để tạo động lực cho người dùng.

  • Phần thưởng cần xứng đáng với mỗi thử thách mà người dùng vượt qua.

  • Feedback tích cực và thường xuyên rất quan trọng. Ứng dụng nên khuyến khích người dùng cố gắng hơn để đạt được mục tiêu.

  • Cuối cùng là, hãy chắc chắn rằng ứng dụng của bạn không bị quá tải bởi các cơ chế trò chơi, bởi điều đó có thể khiến sản phẩm của bạn trở nên đáng ngờ. Bí quyết thành công là tìm ra được tỉ lệ vàng dành cho gamification.


Tinh chỉnh chiến lược gamification của bạn với sự đánh giá và những insight từ user

Khi làm việc cùng một nền tảng đánh giá và phân tích như AppROI, bạn sẽ có được tất cả những công cụ cần thiết để tìm được chiến lược gamification phù hợp và thời điểm để triển khai chúng. Bạn có thể xác định được điều gì sẽ tạo động lực cho user của mình tại từng thời điểm trong hành trình của họ. Marketer có thể theo dõi số lượt click, cài đặt và tương tác, qua đó cho phép bạn lựa chọn thời điểm hoàn hảo để đưa gamification vào UX của mình. AppROI cũng sẽ giúp bạn tùy chỉnh đối tượng khách hàng, qua đó cải thiện retention rate, LTV và ROI thông qua việc thiết kế những trải nghiệm dựa vào đặc điểm riêng của từng cohort. Có nhóm sẽ thích được nhận thưởng tiết kiệm, cũng sẽ có nhóm thích hoàn thành những video mang tính giáo dục hơn. Thông qua sức mạnh của data, bạn có thể tìm được những insight hữu ích để thúc đẩy phát tăng trưởng.


Tuy nhiên, với lượng data ngày càng nhiều, các marketer cũng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc phân tích hiệu quả hoạt động của ứng dụng. AppROI giải quyết vấn đề này bằng cách tập trung tất cả data lại một chỗ, qua đó cho phép bạn đưa ra những quyết định sáng suốt và nhanh gọn về việc phân bổ ngân sách cũng như hướng những trải nghiệm cụ thể tới đúng đối tượng user.

Nguồn: Adjust


Về AppROI AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider.... Website: approi.co E-mail: info@approi.co Hotline: 0789.99.66.88

Comments


bottom of page