top of page
  • Writer's pictureUyen Mac

NFT Gamification tác động đến trải nghiệm khách hàng trong ngành bán lẻ năm 2023 như thế nào?

Non-fungible tokens (NFT) hay còn gọi là Token không thể thay thế, đang mang đến nhiều giá trị sử dụng hơn chứ không chỉ đơn thuần là các vật phẩm sưu tầm, và ngành công nghiệp bán lẻ đang dồn hết sự chú ý vào NFT. Các nhà bán lẻ đang sử dụng NFT và gamification ( game hóa) để kết nối với các “digital natives” (người sinh ra trong thời đại bùng nổ kỹ thuật số như máy tính, điện thoại thông minh,...), xây dựng cơ sở khách hàng vững chắc cũng như thay đổi trải nghiệm người dùng một cách có ý nghĩa.



Dưới đây là một số concept sáng tạo đã mở đường cho NFT gamification trong ngành công nghiệp bán lẻ, vốn đã được các nhà bán lẻ khai phá và đưa vào sử dụng.


Các sản phẩm thời trang NFT, cửa hàng ảo, shopping và game trong Metaverse

Các nhà bán lẻ đã bắt đầu sử dụng sản phẩm thời trang NFT và xây dựng các outlet trong các thế giới ảo như metaverse. Walmart cũng đang thử nghiệm shopping trong metaverse như một cơ hội để có thể dẫn đầu trong ngành công nghiệp của họ và nắm quyền kiểm soát thị trường đang ngày một lớn lên này ở tương lai gần. Sử dụng các metaverse và NFT như một bản sao của các SKU ngoài đời thật và mở các cửa hàng bên trong metaverse, cho phép các nhà bán lẻ tương tác trực tiếp với khách hàng của họ. Từ đó nhà bán lẻ có thể nâng cao và cá nhân hóa trải nghiệm shopping của khách hàng.



Các hoạt động thú vị và trải nghiệm tương tác trong các outlet ảo - thường chỉ được truy cập với các thiết bị thực tế ảo hoặc tương tác thực tế ảo - theo một cách nào đó, là sự khởi đầu của gamification của NFT.


Vốn dĩ là các vật phẩm sưu tầm, NFT cũng có thể trở thành một công cụ để chơi game hoặc thành một vật phẩm trong game hoặc phần thưởng. Đưa NFT vào game điện tử mang đến trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng, thuyết phục họ mua sắm nhiều hơn, từ đó tăng doanh thu bán lẻ.


Một ví dụ đó là Louis Vuitton với trò chơi Louis the Game của họ. Thông qua “Vivienne”, người chơi có thể tham gia vào một cuộc phiêu lưu ở nhiều địa điểm khác nhau trong khi thu thập 200 cây nến để ăn mừng sinh nhật thứ 200 của thương hiệu này, trong đó mỗi một cây nến sẽ mở khóa các câu chuyện về lịch sử của Louis Vuitton. Game này được tạo ra để thu hút các thị trường trẻ, và hiện tại đang được mở rộng với nhiều màn chơi hơn cũng như các raffle NFT khi mà lượt tải về đã đạt đến con số hơn 2 triệu. Công ty đã báo cáo doanh số cao hơn rất nhiều so với dự kiến nhờ vào những nỗ lực marketing đối với nhu cầu bức bách về hàng hóa của tệp khách hàng này.


Một điều nên nhớ nữa là với công nghệ ngày càng hiện đại hơn thì game cũng tiến hóa theo. Khi tìm cách game hóa với NFT, các retailer sẽ phải trả phí để tập trung vào tính xác thực và tính sáng tạo của content. Cho dù sử dụng NFT làm cơ chế cho game hay biến chúng thành phần thưởng, NFT gamification cũng là một cách mới để thu hút và mang lại sự phấn khích đến cho các khách hàng mới, trong tương lai cũng như hiện hữu.


Gamification với chương trình “Khách hàng thân thiết”

Các chương trình khách hàng thân thiết trong bán lẻ cũng đang có những bước tiến thông qua game và NFT. Đây là những gì ShiftPixy đã làm khi ứng dụng web, gamification và AR vào chương trình NFT dành cho việc kinh doanh thực phẩm lẻ của họ. Các cổ đông NFT của ShiftPixy có thể chơi game trực tiếp trong ứng dụng để giành các phần thưởng và đồ ăn miễn phí, cũng như sử dụng trải nghiệm AR để có thể đặt hàng và xem menu 3D khiến các món ăn trông sống động hơn thông qua những tính năng tương tác siêu thực.



Trong ngành công nghiệp may mặc, Gap và LookHUMAN cũng kết hợp các yếu tố game hóa để tăng cường chương trình khách hàng thân thiết của họ. Gap đã ra mắt một bộ sưu tập NFT dựa trên dòng áo hoodie đặc trưng của hãng với các họa tiết xoay quanh chủ đề Lạc quan và Công bằng. Các NFT này được phân loại theo 4 cấp độ dựa trên giá thành và độ hiếm như: thường thấy, hiếm, siêu hiếm và “độc nhất vô nhị”. Khi nhận được những token thường và hiếm, các cổ đông sẽ có cơ hội giành được NFT siêu hiếm và một áo hoodie thật ngoài đời Gap x Frank Ape.


LookHUMAN cũng làm điều tương tự khi hãng tung ra các áo t-shirt NFT có tên gọi RFTees. RFTees hoàn toàn miễn phí cho các khách hàng mua sản phẩm của LookHUMAN. LookHUMAN cũng cố gắng mang lại giá trị dưới dạng tiết kiệm và phần thưởng cho khách hàng của mình, khi mà người sở hữu RFTees có thể tận hưởng các phần thưởng là tiền thật hoặc đặc biệt hơn đó là áo T-shirt cho các lần mua sắm tiếp theo.


Bằng cách game hóa chương trình khách hàng thân thiết, các công ty trên đang tìm các cách để có thể kết nối và củng cố cơ sở khách hàng của mình, quy đổi sang phần thưởng thật cho sự ủng hộ của họ, tăng cường trải nghiệm khách hàng cũng như thu hút các khách hàng mới từ những phân khúc thị trường khác nhau.


E-commerce và NFT

Các nền tảng bán lẻ e-commerce cũng đang bước chân vào thế giới NFT và ứng dụng các yếu tố gamification như là một cách để thu hút khách hàng của họ. Shopify - một công ty e-commerce - mới đây đã bắt đầu hợp tác với Doodles, một bộ sưu tập tranh NFT vẽ tay để cho ra mắt tác phẩm NFT màu pastel “từ URL đến IRL (in real life - ngoài đời thật)”. Họ cũng ra mắt một website mua bán nơi mà tất cả mọi người - kể cả nếu họ không phải người chơi NFT - có thể mua các mô hình linh vật thuộc phiên bản giới hạn và nhận được mã giảm giá dùng trên Shopify. Thêm vào đó, Shopify cũng mở chương trình give away một Doodles dưới dạng NFT cho người may mắn nào trúng thưởng và là follower của Shopify cũng như tài khoản Twitter của Doodles, với điều kiện là đã retweet tweet của họ.



Việc gã khổng lồ e-commerce eBay mở cửa giao dịch cho NFT đã thu hút các creator mới, khách hàng và thương nhân đến với nền tảng này khi mà đây là cơ hội rất tốt để e-commerce chuyển mình theo thị trường NFT và cũng để trở thành một nơi mua bán NFT. Sau bước đi đầy táo bạo này, eBay hiện đang tung ra bộ sưu tập NFT đầu tiên của họ với các thương hiệu như Sports Illustrated và National Hockey League (NHL), bao gồm 13 vật phẩm ảo dưới dạng 3D của Gretzky như là một mô hình nhân vật điện tử. Các vật phẩm được bán lẻ với giá 10$ cho độ hiếm cơ bản nhất có màu xanh lá, và có thể lên tới 1500$ nếu NFT đó có độ hiếm là Kim cương.


Bằng cách thâm nhập vào thế giới NFT, Shopify và eBay đang khám phá được những cách sáng tạo hơn cho việc mang lại nhiều giá trị nhất đến các thị trường mới, sẵn có hoặc trong tương lai, khi mà nó đang ngày càng trở nên phổ biến với nhóm khán giả trẻ tuổi hơn như GenZ.


Hiện tại, các nhà bán lẻ với metaverse, NFT và có hoạt động trong lĩnh vực game đa phần là các công ty, doanh nghiệp lớn. Các nhà bán lẻ có quy mô nhỏ hơn cần phải nắm bắt và sử dụng NFT cũng như gamification để có thể khám phá được các nhóm thị trường mới, xây dựng nền tảng khách hàng vững chắc để có thể mang về tương tác, các trải nghiệm và doanh số bán hàng. Khi mà công nghệ blockchain ngày càng hoàn thiện hơn và các doanh nghiệp đang tận dụng triệt để các lợi ích từ công nghệ này, đáp ứng nhu cầu tăng lên không ngừng của người tiêu dùng và các trend trong nhiều ngành công nghiệp vào năm 2023 và trong tương lai.

Nguồn: Risnews



Về AppROI AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider.... Website: approi.co E-mail: info@approi.co Hotline: 0789.99.66.88

bottom of page