I. Tìm hiểu về "ACTION PLAN" trong Marketing
Marketing là một phần thiết yếu giúp doanh nghiệp thành công, đòi hỏi cần lập kế hoạch và chiến lược một cách cẩn thận. Việc lập kế hoạch sẽ giúp marketers theo dõi các chiến dịch và tiến trình thực hiện một cách chi tiết. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu các mẹo xây dựng và thực hiện action plan hiệu quả.
1. Action Plan trong Marketing là gì?
Action Plan (kế hoạch hành động) là những gì doanh nghiệp sử dụng để phát triển và thực hiện các chiến lược marketing. Mục đích của việc tạo Action Plan là đưa các mục tiêu, chiến lược và các kế hoạch khác dưới dạng văn bản, giúp doanh nghiệp đi đúng hướng và đo lường tiến độ khi thực hiện các chiến dịch marketing.
2. Action Plan bao gồm những gì?
Mỗi bản kế hoạch đều khác nhau, nhưng có một số yếu tố tiêu chuẩn bao gồm:
Key performance indicators (KPIs): Một thành phần quan trọng của kế hoạch là KPIs. Đó là những số liệu có thể sử dụng để đánh giá hiệu quả của chiến dịch marketing và kế hoạch hành động.
Campaign Timeframe (khung thời gian của chiến dịch): Bao gồm thời gian chính cũng như thời hạn cuối cho các nhiệm vụ chính (Key tasks) trong suốt dự án.
Product (Sản phẩm & dịch vụ): Bạn cần tạo một kế hoạch marketing với mục tiêu tăng nhận thức thương hiệu (brand awareness), nhưng nếu bạn đã có một sản phẩm cụ thể, bản kế hoạch cần phải phân tích sản phẩm là điều quan trọng.
Company mission statement (Tuyên bố sứ mệnh của công ty): Bạn cần bổ sung sứ mệnh của công ty vào bản kế hoạch để đảm bảo mỗi nhiệm vụ được liên kết với sứ mệnh của công ty.
Marketing budget (Ngân sách marketing): Ngân sách marketing là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp xác định nên thực hiện các loại chiến dịch marketing nào.
II. 06 bước xây dựng Action Plan hiệu quả
1. Xác định mục tiêu (Goal)
Bước đầu tiên để tạo một kế hoạch hành động là xác định và làm rõ mục tiêu. Hãy nghĩ về mục tiêu chính mà bạn muốn hoàn thành thông qua Action Plan của mình. Bạn có thể sử dụng phương pháp SMART để viết các mục tiêu:
Cụ thể (Specific)
Có thể đo lường được (Measurable)
Khả thi (Attainable)
Thực tế (Relevant)
Thời gian (Time-based)
Viết các mục tiêu marketing ở định dạng SMART có thể giúp các thành viên trong nhóm hiểu mục tiêu dễ dàng hơn và luôn đi đúng hướng để hoàn thành. Nên đảm bảo viết các mục tiêu marketing phù hợp với mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.
2. Xác định KPI
Một bước quan trọng khác là xác định KPI. Bạn có thể chọn các kết quả marketing cụ thể muốn đo lường để giúp đánh giá mức độ hiệu quả của Action Plan.
3. Xác định thị trường mục tiêu (Target Market)
Việc xác định thị trường mục tiêu cũng rất quan trọng. Khi đã xác định được thị trường mục tiêu của mình, bạn có thể tạo ra một hình mẫu đại diện (personal) cho khách hàng mục tiêu của mình. Đảm bảo xác định các thông tin chính như nhân khẩu học, nhu cầu và mục tiêu.
4. Phát triển chiến lược
Khi nắm bắt được mục tiêu (Goal), KPI và thị trường mục tiêu (Target Market), bạn đã có thể bắt đầu phát triển chiến lược marketing của mình. Bạn có thể viết một chiến lược marketing toàn diện (comprehensive marketing strategy) bằng cách bao gồm các yếu tố của marketing mix:
Product: Mô tả sản phẩm, bao gồm sự khác biệt của sản phẩm với đối thủ cạnh tranh như thế nào và giải quyết vấn đề gì cho khách hàng .
Place: Lưu ý nơi người mua có thể tìm và truy cập sản phẩm, cũng như các thông tin liên quan đến sản phẩm đó.
Price: Liệt kê giá sản phẩm và so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Bạn cũng có thể đưa bất kỳ chiết khấu hấp dẫn có thể cung cấp cho khách hàng mục tiêu.
Promotion: Mô tả thông điệp marketing và cách bạn định truyền tải thông điệp đó đến khán giả của mình.
5. Xác định ĐÚNG đối thủ cạnh tranh
Xác định đúng đối thủ cạnh tranh và liệt kê họ trong kế hoạch là một việc cần thiết. Khi phân tích đối thủ cạnh tranh, hãy đảm bảo các thông tin bao gồm điểm mạnh, điểm yếu và các đặc điểm quan trọng khác của đối thủ cạnh tranh.
Điều quan trọng là phải đưa thông tin về đối thủ cạnh tranh vào kế hoạch nhằm giúp bạn có cái nhìn tổng thể và so sánh doanh nghiệp của mình và đối thủ cạnh tranh. Từ đó, đưa ra chiến lược để thuyết phục khách hàng chọn bạn thay vì đối thủ.
6. Phân công vai trò (Role) và trách nhiệm (Responsibilities)
Khi bạn đã có ý tưởng về chiến lược marketing, bạn có thể chia nhỏ ý tưởng thành các nhiệm vụ và phân việc cho những người cụ.
Có thể liệt kê rõ vai trò và trách nhiệm từng thành phần chính của chiến lược và những người đảm nhận các vai trò chính đó. Phân công vai trò và trách nhiệm là rất quan trọng để mọi người trong nhóm biết họ làm gì và liên hệ với ai.
III. Tips để xây dựng Action Plan hiệu quả
1. Theo dõi tiến độ
Một mẹo quan trọng để làm cho kế hoạch hiệu quả là theo dõi tiến trình. Sử dụng KPI để đo lường tiến độ có thể giúp bạn xác định cách cải thiện kế hoạch của mình, từ đó đảm bảo rằng kế hoạch đó hiệu quả.
2. Chú ý đến phát triển đa kênh
Một mẹo khác để có kế hoạch hành động hiệu quả là chú ý đến nhiều kênh khi phát triển chiến lược. Tạo chiến lược multi-channel marketing có thể cho phép bạn tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh. Đảm bảo phối hợp chiến lược multi-channel cho thị trường mục tiêu.
3. Kiểm tra các thành phần tiếp thị
Marketers nên kiểm tra chi tiết từng mục thuộc kế hoạch hành động, để xác định những điểm cần lưu ý nhất để mang lại hiệu quả cho chiến dịch. Việc này giúp đo lường mức độ ảnh hưởng của từng phần công việc cho kết quả chung của chiến dịch và tăng khả năng thành công.
Nguồn: indeed
Về AppROI AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider.... E-mail: info@approi.co Hotline: 0789.99.66.88
Comments