top of page

Làm cách nào để có thể tối ưu hóa cho Google UAC (Universal App Campaigns)? (P2)

Hướng dẫn sử dụng Google UAC

Khi bạn đã có kiến thức cơ bản về cách mà Google UAC vận hành, thì giờ là lúc thực hiện hành động tiếp theo. Trước khi bắt đầu khởi tạo các campaign của mình, dưới đây là một số tip sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn.


Bắt đầu với App Install Campaign

Nếu đây là lần đầu bạn sử dụng Google UAC, Campaign Cài đặt App sẽ là một lựa chọn tuyệt vời để bắt đầu công việc. Với dạng campaign này, bạn sẽ “feed” thuật toán của Google thứ nhiên liệu mà nó cần nhất - Dữ liệu. Nếu không có đủ dữ liệu, Google sẽ không thể nào tối ưu hóa được Campaign của bạn tốt nhất có thể.



Campaign dạng này sẽ giúp app của tôi như thế nào?

Sự thật là, Google không biết app của bạn rõ như bạn nghĩ. Vì lí do này, bạn nên giới thiệu 2 bên với nhau, app của bạn và Google.


Một campaign cài đặt app sẽ “feed” thuật toán với một số lượng dữ liệu vừa đủ. Dạng campaign này sẽ thu về một lượng lớn user trong khả năng của nó cho app của bạn. Với càng nhiều user tải app, Google sẽ có nhiều dữ liệu hơn.


Loại campaign này cũng giúp bạn tìm ra được loại hình quảng cáo nào hiệu quả nhất cho app của mình. Lấy ví dụ, số lượng cài đặt lúc đầu có thể cho bạn thấy ở các quốc gia khác nhau người ta cũng sẽ có phản ứng khác nhau đối với từng loại hình quảng cáo khác nhau.


Những insight ở trên đều cực kì giá trị. Một khi bạn đã nắm được chúng, việc chinh chiến với các dạng campaign phức tạp hơn sẽ không còn là vấn đề. Ví dụ như, tối ưu campaign của bạn dành cho các tương tác in-app.


Điều chỉnh chi phí hợp lí

Như đã đề cập ở trên, chi phí cho việc chạy campaign của bạn nên dừng ở mức vừa đủ để thực hiện các mục tiêu campaign.


Nhưng làm cách nào để biết được bao nhiêu là vừa đủ ?

Google có những khuyến nghị riêng của họ cho vấn đề này.


Nếu như bạn chỉ cần chạy số lượt cài đặt, chi phí bạn cần phải bỏ ra sẽ gấp 100 lần CPI mục tiêu của bạn. Ví dụ, nếu CPI mục tiêu của bạn là 2$, thì chi phí chạy campaign sẽ là 200$.


Mặt khác, chi phí cho các campaign tương tác in-app nên ở mức gấp 10 lần CPA mục tiêu. Vì thế nếu CPA mục tiêu là 12$ thì chi phí chạy campaign sẽ rơi vào khoảng (tối thiểu) 120$.


Cần phải nói thêm là những mức chi phí kia tồn tại là có lí do – Việc thu hút user cài đặt app sẽ dễ dàng hơn việc thu hút họ tương tác in-app. Một khi bạn đã quyết định chi phí khởi chạy ban đầu, hãy để cho campaign chạy một khoảng thời gian.


Google UAC cần thời gian để thu thập và tối ưu dữ liệu. Vì lí do này, bạn không nên thay đổi chi phí chạy campaign trong vòng 2 hoặc 4 tuần đầu tiên.



Sắp xếp campaign của bạn

Bạn có thắc mắc về việc sắp xếp các campaign của mình như thế nào? Một vài nhân tố bạn nên cân nhắc là tiers (cấp bậc), markets (khu vực), và languages (ngôn ngữ).


Hãy bắt đầu với việc chia campaign theo vị trí và ngôn ngữ. Việc này cho phép bạn kết nối với nhiều khán giả hơn với những loại hình quảng cáo phù hợp.


Tiếp theo bạn cần phải xác định cấp bậc quảng cáo của quốc gia mà bạn hướng tới. Nói đơn giản, cấp bậc ở đây thể hiện khả năng đầu tư, mua sắm của đất nước đó. Và như vậy nó sẽ có ảnh hưởng tới CPI trung bình, chi phí chạy traffic, giá trị cố định mà user mang lại về lâu dài,...


Đôi khi, những khác biệt đó có thể rất lớn.


Lấy ví dụ, LTV trung bình dành cho các quảng cáo game có thu phí ở Ấn Độ (bậc 3) sẽ nằm ở khoảng từ 0.01 đến 0.05 cent (cent Mỹ) . Mặt khác, ở các đất nước thuộc bậc 1, ví dụ như Mỹ, các nhà phát triển game hàng đầu có thể đạt con con số 1$ tới 2$ với mỗi người chơi.


Đương nhiên, bạn không nên kì vọng sẽ đạt được những con số trên ở các nước như Ấn Độ hay Mỹ. Miễn là mỗi khu vực đều có một campaign riêng biệt, bạn sẽ dự đoán và kiểm soát được doanh thu của mình.


Trong một vài trường hợp, các khu vực có thể có các LTV giống nhau. Như vậy ta có thể nhóm các khu vực này lại với nhau.


Điều này có lợi cho thuật toán của UAC bởi vì bằng cách này, nó có thể thu thập được nhiều dữ liệu cùng một lúc. Bạn có thể nhắm tới nhóm người nói tiếng Anh ở Na Uy và Đan Mạch. Những khu vực đó đều cùng thuộc chung 1 cấp bậc, vì thế dữ liệu bạn nhận được từ các khu vực trên sẽ giống nhau.


Bằng cách nhóm các khu vực tương tự lại với nhau, chúng ta đã giải quyết được một vấn đề thường gặp - thiếu hụt dữ liệu cho conversion. Khi bạn chạy nhiều campaign khác nhau, vấn đề này sẽ xảy ra. Với nhiều khu vực mục tiêu, thuật toán sẽ có nhiều không gian hơn để tìm một số lượng conversion vừa đủ.


Điều chỉnh chiến thuật đầu tư

Sau khi bạn biết mình có khả năng tối ưu hóa các campaign Google UAC, câu hỏi tiếp theo là liệu bạn có biết cách triển khai chính xác không? Một trong những thay đổi mà UA manager làm thường xuyên chính là thay đổi số liệu đầu tư.


Đây là cách mà bạn có thể thực hiện chiến thuật này hiệu quả nhất.


Nếu tài chính có hạn, bạn nên điều chỉnh số liệu CPA/CPI, tuy nhiên cũng nên hạn chế những thay đổi hơn 20% một ngày. Khi đạt đến mốc mà app của bạn thường xuyên có từ 40 đến 50 event xảy ra in-app mỗi ngày, đây là lúc thích hợp để ta bắt đầu nâng cao chi phí đầu tư hơn nữa.


Nếu bạn xây dựng các CPI quá thấp, bạn đang khiến cho campaign có nguy cơ bị “dậm chân tại chỗ” và khiến cho thuật toán không thể tiếp cận được các inventory khác nhau hoặc thu được những conversion cần thiết.



Mặt khác thì việc nâng mức đầu tư lên báo hiệu cho thuật toán rằng bạn sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho khách hàng. Trong trường hợp này, campaign của bạn sẽ bị đánh dấu là “Budget Limited” (Ngân sách giới hạn).


Nếu không muốn điều này xảy ra, hãy chắc chắn rằng bạn đầu tư với chi phí hợp lí và trong khả năng.


Bí kíp dành cho Sáng tạo Google UAC

Sáng tạo là cốt lõi của tất cả các campaign Google UAC. Sự thành công hay thất bại của một campaign phụ thuộc hoàn toàn vào nó. Tuy vậy, việc sở hữu các sản phẩm Sáng tạo chỉ là một phần công việc.


Đa dạng hóa và thử nghiệm các Asset của bạn

Một tip cực kì quan trọng dành cho bạn là, hãy tạo ra thật nhiều quảng cáo và đem chúng đi “chinh chiến". Các hình thức Sáng tạo khác nhau có thể hoàn toàn thay đổi cục diện của một campaign. Điều này đã được kiểm chứng rất nhiều lần.


Khi chúng ta nói đến asset video, có rất nhiều thứ bạn có thể kiểm tra. Bạn tạo ra càng nhiều biến thể của 1 quảng cáo, Google càng dễ dàng tìm được các vị trí đặt phù hợp nhất ở khắp network.


Một vài thứ bạn có thể thử nghiệm với quảng cáo video :

  • Các concept Sáng tạo ( chủ đề khác nhau )

  • Độ dài video

  • Tỉ lệ khung hình (vuông, dọc, ngang)

  • Biến thể (các CTA, màu sắc,.v.v…)

Đối với asset hình ảnh, có thể bạn sẽ nghĩ rằng nó quá hạn chế để có thể thử nghiệm bất cứ thứ gì.


Hãy suy nghĩ lại, bởi như đã nói ở trên, bạn nên sử dụng hình ảnh với các tỉ lệ dọc, vuông, ngang khi chạy các campaign. Ngoài ra, bạn cũng có thể trải nghiệm các concept mà nó tập trung vào những khía cạnh khác nhau của app. Thêm nữa, bạn có thể kiểm tra các thay đổi nhỏ này thông qua nhắn tin, CTA,...


Ví dụ, nếu bạn sở hữu một app chuyên về tin tức, bạn có thể sắp xếp 4 ô vuông khác nhau tương ứng với từng chủ đề tin tức khác nhau. Điều này sẽ giúp machine learning của Google ghép nối quảng cáo của bạn với những khán giả tiềm năng tốt hơn.


Đừng thay đổi quá thường xuyên

Như đã nói ở trên, app campaign của Google sử dụng machine learning để tối ưu hóa cho kết quả tốt nhất theo thời gian. Khi bạn đưa ra các thay đổi quá thường xuyên, thuật toán sẽ không kịp nhận diện. Vậy như thế nào là quá thường xuyên?


Theo Google, bạn cần phải đợi ít nhất từ 10 đến 14 ngày giữa những lần điều chỉnh. Như thế machine learning sẽ có đủ thời gian để đưa quảng cáo của bạn vào kiểm nghiệm và đưa ra các quyết định mang tính hiệu quả nhất.


Quy tắc này không chỉ áp dụng cho các asset mà còn áp dụng cho số liệu đầu tư. Thay đổi số liệu mới chỉ sau một ngày đưa quảng cáo vào hoạt động cũng sẽ khiến cho thuật toán không nhận diện tương tự như asset của quảng cáo.



Sắp xếp quảng cáo dựa vào chủ đề

Bạn có tự hỏi làm cách nào để sắp xếp các nhóm quảng cáo cho hợp lí ? Dưới đây sẽ là cách được khuyến khích nhất. Bạn nên luôn luôn có một nhóm quảng cáo evergreen. Nhóm này sẽ bao gồm các quảng cáo phù hợp với mọi đối tượng tiềm năng mà app bạn hướng tới. Những quảng cáo đó nên bao gồm những thông điệp mang tính bao quát và không loại trừ bất kì ai như là một user tiềm năng.


Nhóm quảng cáo khác mà bạn nên có sẽ là các nhóm quảng cáo thuộc về chủ đề nhất định. Ở đây bạn sẽ bao gồm những quảng cáo có chung các đặc tính và lợi ích nó mang lại. Những quảng cáo này sẽ hướng đến các thành phần user khác. Ví dụ nếu bạn có một app về thể hình, bạn có thể tạo một nhóm dành cho những người đam mê thể hình và một nhóm dành cho những người chỉ luyện tập để giảm cân.


Trong các nhóm quảng cáo đó, bạn không thể thay đổi nhóm đối tượng mà chúng hướng đến. Tuy nhiên, theo thời gian, thuật toán sẽ học được rằng nhóm nào thích hợp cho những đối tượng nào. Kết quả là bạn sẽ có những insight giá trị về chủ đề nào sẽ hiệu quả nhất với nhóm user nhất định nào.


Tổng kết về Google UAC

Google UAC chắc chắn biến cuộc sống làm quảng cáo của chúng ta trở nên dễ dàng hơn. Các network quảng cáo mobile hiện tại cần rất nhiều dữ liệu cho việc phân tích, cũng như các event xảy ra trước hoặc sau khi bạn đã cài đặt một app nào đó.


Cả Facebook lẫn Google đều có những giải pháp tuyệt vời cho việc quảng cáo mobile app của bạn.


Các campaign giúp bạn thu về nhiều lượt tải app hơn trong khi bạn tập trung làm việc ở mảng Sáng tạo, và tất cả các công việc phức tạp sẽ do thuật toán đảm nhiệm. Những hình ảnh và dòng text hiệu quả nhất sẽ được xuất hiện thường xuyên hơn. Các app campaign thật chất đều xoay quanh AI nên bạn hoàn toàn có thể tin cậy vào Google ở lĩnh vực này. Tuy nhiên, bạn vẫn là người nắm quyền kiểm soát, vì thế hãy chắc chắn rằng campaign của bạn được tối ưu hóa một cách tuyệt đối.


Các network quảng cáo đã thay đổi trong những năm qua, từ tối ưu hóa thủ công cho đến sử dụng thuật toán. UAC sẽ chọn cho bạn những campaign Sáng tạo tốt nhất. Bạn chỉ cần cung cấp nhiều biến thể nhất có thể.

Nguồn: Udonis


Về AppROI AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider.... Website: approi.co E-mail: info@approi.co Hotline: 0789.99.66.88

留言


  • Facebook
  • LinkedIn
bottom of page