Chìa khóa thành công của các ứng dụng giải trí chính là yếu tố tương tác trong ứng dụng. Đây là lý do tại sao chỉ số tương tác trong ứng dụng lại trở thành “tiêu chuẩn vàng” của thế giới công nghệ. Chúng không chỉ phản ánh điểm tiếp xúc của khách hàng, mà còn là định hướng phát triển công nghệ phù hợp hơn. Trong bài viết này, hãy cùng tham khảo những số liệu thống kê khi phát triển ứng dụng giải trí, cùng một số mẹo hữu ích để giữ chân và thu hút người dùng thành công.
Một số thống kê về các ứng dụng giải trí
Thống kê thu thập được từ Google và Ipsos MORI về các ứng dụng giải trí và mức độ tương tác trong ứng dụng cho thấy những kết luận sau:
55% những người sử dụng các ứng dụng giải trí để thư giãn.
60% người dùng smartphone đã liên hệ trực tiếp với một doanh nghiệp bằng cách sử dụng kết quả tìm kiếm, chẳng hạn như thông qua tùy chọn “Click to call”.
93% chủ sở hữu smartphone sử dụng ứng dụng.
81% người dùng ứng dụng cho biết họ là thành viên mua sắm chính trong gia đình.
67% người dùng smartphone sử dụng các ứng dụng chơi game, giải trí, tin tức và thể thao.
52% người dùng ứng dụng trò chơi là phụ nữ.
Tần suất một số người dùng quay lại các trò chơi, ứng dụng thể thao, giải trí và tin tức yêu thích của họ là từ 2 - 3 lần/ngày.
Từ những số liệu thống kê này, chúng ta có thể thấy rằng hầu hết các chủ sở hữu smartphone đều sử dụng app. Trong số đó, gần 3/4 người dùng sử dụng ứng dụng giải trí để thư giãn. Một số thống kê liên quan đến tỷ lệ giữ chân người dùng ứng dụng giải trí
Một chỉ số khác để đo lường mức độ tương tác trong ứng dụng chính là tỷ lệ giữ chân (Retention). Tỷ lệ giữ chân có mục đích đo lường phần trăm người dùng quay lại ứng dụng từ 1 - 3 tháng sau khi tải app.
Mặt khác, chỉ số ngược lại của tỷ lệ giữ chân là Churn cũng đóng vai trò rất quan trọng. Churn đo lường phần trăm số người dùng rời bỏ ứng dụng trong 1-3 tháng sau khi tải app. Số liệu thống kê cho thấy rằng các ứng dụng có thể tạo ra những làn sóng đáng chú ý nhưng bạn cần phải nỗ lực để giữ chân người dùng sau khi làn sóng này hạ nhiệt dần.
Bạn có thể tăng mức độ tương tác trong ứng dụng và giữ chân người dùng trong ứng dụng giải trí thông qua push notification. Theo Localytics, chỉ số tương tác hoặc số phiên mà người dùng hoàn thành trung bình trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận được thông báo đang đạt mức cao nhất là 3,28 phiên trên mỗi người dùng đối với Android và 4,61 phiên trên mỗi người dùng đối với iOS. Những con số này thể hiện mức tăng lần lượt là 14% và 38% đối với Android và iOS qua các năm.
Tuy nhiên, tỷ lệ chọn tham gia (Opt-in) cho thấy những người dùng đã đăng ký push notification không tăng so với mức độ tương tác với notification. Tính đến năm 2018, tỷ lệ chọn tham gia được ghi nhận ở mức 76% đối với ứng dụng Android và 31% đối với ứng dụng iOS. Bạn nên biết rằng Android tự động chọn người dùng tham gia, vì vậy tỷ lệ chọn tham gia của Android thường sẽ cao hơn so với iOS.
Gợi ý 3 mẹo để tăng mức độ tương tác trong ứng dụng của người dùng
#1. Đảm bảo ứng dụng hoạt động hiệu quả
Để đảm bảo tỷ lệ tương tác trong ứng dụng, hãy tạo ra một ứng dụng hoạt động liền mạch và hạn chế gặp lỗi ở mức tối đa. Thay vì khởi chạy ứng dụng với rất nhiều tính năng hứa hẹn, hãy cân nhắc sử dụng chiến lược phát triển ứng dụng MVP và khởi chạy ứng dụng chỉ với một vài tính năng cụ thể.
#2. Cung cấp trải nghiệm tốt nhất
Câu nói, “ấn tượng đầu tiên rất quan trọng” không chỉ có tác dụng với các cuộc gặp gỡ bên ngoài, mà còn rất phù hợp với các ứng dụng giải trí. Trên thực tế, gần 1/4 tổng số người dùng đã từ bỏ ứng dụng vì không ấn tượng với thiết kế hoặc không hiểu cách sử dụng. Đây là những trải nghiệm lần đầu tiên nên có trong danh sách ưu tiên của bạn nếu muốn tăng mức độ tương tác trong ứng dụng giải trí. Để giúp người dùng vượt qua thử thách khó khăn khi sử dụng ứng dụng giải trí, hãy tạo ra một số bài hướng dẫn cụ thể. Bên cạnh đó, hãy bổ sung tính năng “Bỏ qua” nhằm cho phép người dùng tiến thẳng đến việc sử dụng app.
#3. Thêm các tính năng Social
Hãy nhớ rằng, tương tác trong ứng dụng là tổng thể của những yếu tố sau: mức độ phổ biến, thời gian trong ứng dụng và tỷ lệ giữ chân. Việc bổ sung thêm các tính năng xã hội (Social) sẽ cho phép người dùng dễ dàng nhấn Like và chia sẻ ứng dụng với bạn bè và các thành viên trong gia đình.
Ngoài ra, các nhà phát hành cũng có thể cân nhắc thêm các tính năng cho phép khách hàng gửi nội dung mà họ đã tạo trong ứng dụng cho bạn bè qua các ứng dụng trò chuyện hoặc mạng xã hội. Ngoài ra, người dùng cũng có thể đăng nội dung này trên trang của mình hoặc mời bạn bè vào ứng dụng. Nếu thực hiện được những điều này, bạn hoàn toàn có thể phát triển một ứng dụng giải trí lâu dài và hấp dẫn như Netflix, Twitter, Tik Tok và Facebook. Tóm lại, nhà phát hành ứng dụng cần đảm bảo rằng sản phẩm của mình cung cấp trải nghiệm tốt nhất cùng những yếu tố tương tác hiệu quả, hấp dẫn và đem lại sự tiện lợi nhất cho người dùng app.
Xin Chân Thành Cảm Ơn,
AppROI Marketing Team
Về AppROI AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider.... E-mail: info@approi.co Hotline: 0789.99.66.88
Comentarios