top of page
  • Writer's pictureUyen Mac

In-App Ads: Bạn đã hiểu rõ dạng quảng cáo này chưa? (P2)

Ad Format Usage

Vì mỗi định dạng quảng cáo có những ưu và nhược điểm riêng nên chúng phải được lựa chọn theo một cách có chiến lược. Theo khảo sát của DeltaDNA với đối tượng là developers và publishers, cho đến nay Rewarded Video Ads vẫn là định dạng quảng cáo phổ biến nhất. Theo sau chúng là Interstitials và Traditional Banner Ads.



68% người khảo sát cho biết họ sử dụng nhiều hơn 1 định dạng quảng cáo, trong đó 33% trong số họ sử dụng từ 3 định dạng trở lên. Con số này đang tăng lên qua từng năm khi nhiều nhà phát triển đang tìm hiểu sâu hơn về lợi ích của việc kết hợp các định dạng quảng cáo.


Ngoài ra, một số định dạng quảng cáo chỉ hoạt động tốt hơn đối với một số danh mục nhất định. Theo đó, Rewarded Video Ads vẫn là lựa chọn tối ưu nhất, chúng không chỉ được sử dụng phổ biến mà còn chứng minh được hiệu quả vượt trội trên nhiều thể loại: casual, hyper-casual, mid, and hardcore.


Interstitials cũng khá phổ biến chiếm 63% trong thể loại casual/hyper-casual và đạt gần 50% trong các thể loại hardcore/midcore.


In-App Advertising và In-App Purchases

Để so sánh In-App Advertising (quảng cáo trên ứng dụng) và In-App Purchases (mua hàng trên ứng dụng), có nhiều nhận định vẫn cho rằng chúng thực sự chưa có sự liên kết để có thể so sánh.


Khi nói về các tựa game có sử dụng In-App Ads như một hình thức kiếm tiền chính, chúng thường đi kèm nhiều hình thức In-App Purchases, và phổ biến nhất ở thể loại hyper-casual.


Với các tựa game mid-core and hard-core, In-App Purchases là mô hình kiếm tiền chính. Theo đó, người chơi thường sẽ gặp phải một định dạng quảng cáo duy nhất, chính là Rewarded Video Ads. Các tựa game có đủ khả năng phát triển độc quyền trên IAP là những trò chơi có hệ thống tiến trình mạnh mẽ và người chơi có tính cạnh tranh cao.


Sự kết hợp giữa IAP và IAA được gọi là Hybrid Monetization Model (mô hình kiếm tiền kết hợp).


Và theo Unity, việc thêm quảng cáo vào mô hình IAP trước đây có thể tăng tỷ lệ giữ chân và doanh thu IAP. Các trò chơi làm được điều này đã tăng tỷ lệ giữ chân ngày thứ 7 (RR7) của họ lên 2,3%, sự tăng trưởng đạt khoảng 1,1% khi người dùng đã thực hiện ít nhất một lần mua hàng trong ứng dụng.


10 lợi ích kiếm tiền từ mobile game nhờ tận dụng In-App Ads

Nhiều nhà phát triển vẫn tin rằng việc đưa quảng cáo vào trò chơi sẽ khiến người chơi rời bỏ game, mất doanh thu IAP, giảm xếp hạng trên các cửa hàng ứng dụng,...


Dưới đây là một số lợi ích in-app ads đem lại theo dữ liệu dựa trên Facebook Audience Network’s report:


1. Sử dụng Non-Paying Audience - Người dùng miễn phí

Kiếm tiền từ những người dùng có sự nhạy cảm về giá chính là một thách thức. Ưu tiên quảng cáo trong trò chơi là giải pháp đơn giản nhất, đặc biệt là đối với các trò chơi có đối tượng người dùng phổ thông.


Hiện nay có nhiều ứng dụng đã kết hợp mô hình kiếm tiền IAA và IAP. Phần lớn khán giả có thể không trả tiền, nhưng nếu ứng dụng có thể thuyết phục được một số người trả tiền, điều đó có thể mang đến hai luồng doanh thu hiệu quả.


2. Tăng mức độ tương tác và giữ chân người dùng

Nếu ứng dụng được phát triển có chiến lược với định dạng quảng cáo phù hợp, vị trí và tần suất hiển thị linh hoạt, thì việc kiếm tiền từ quảng cáo có thể mang lại kết quả tích cực đến tỷ lệ giữ chân người dùng, mức độ tương tác và LTV của người chơi.


3. Bản chất và động lực chọn tham gia

Hầu hết các định dạng quảng cáo chính có tính chất chọn tham gia, chẳng hạn như rewarded video ads và offerwalls. Và dù nút hiển thị “X” thoát trang có sẵn, người dùng vẫn tự nguyện chọn xem quảng cáo.



Có tới 71% người dùng có thể chọn việc muốn xem quảng cáo hay không. Động lực xem quảng cáo nằm ở 3 yếu tố sau:

  • Thực tế không phải trả bất cứ thứ gì

  • Nhận phần thưởng

  • Tìm hiểu thêm về các trò chơi mới


4. Tăng mua hàng trong ứng dụng

Mặc dù hầu hết người dùng sẽ không mua hàng trong ứng dụng, nhưng In-App Ads có thể khuyến khích đối tượng có xu hướng mua hàng. Nếu bạn có mô hình kiếm tiền kết hợp, quảng cáo cũng có thể tăng IAP. Theo IronSource, người dùng tương tác với rewarded video ads có khả năng hoàn thành mua hàng trên app cao hơn gấp 6 lần.



5. Phiên chơi dài hơn

Theo dữ liệu của Facebook Audience Network, việc đưa quảng cáo vào trò chơi trực tiếp kéo dài các session của 51% người chơi trên smartphone.


6. Người chơi nhận thưởng

Rewarded video ads là định dạng quảng cáo hoàn toàn nổi bật so với đối thủ. Người dùng bày tỏ sự thích thú với định dạng quảng cáo này, có 53% trong số họ nói rằng việc nhận được phần thưởng khiến họ chơi lâu hơn.


7. Giúp mở khóa các cấp độ

Với người chơi biết được việc xem quảng cáo giúp thăng hạng và tiến bộ hơn trong game, chắc chắn họ sẽ không thấy phiền. Trên thực tế, có 30% người dùng cho rằng họ thích quảng cáo vì giúp họ mở khóa cấp độ game mới nhanh chóng.


8. Trò chơi không bị gián đoạn

Miễn là quảng cáo không can thiệp vào cách chơi, thì người chơi sẽ không gặp vấn đề gì với chúng. Vì lý do này, điều cực kỳ quan trọng là đặt quảng cáo giữa các cấp độ game một cách có chiến lược và khéo léo.


9. Phù hợp với sở thích của người dùng

Quảng cáo hiển thị là một trải nghiệm khám phá. Quảng cáo sẽ có tác dụng tương tự như khi người dùng lướt trên mạng xã hội và xem các bài đăng “được đề xuất cho bạn”. Đây là những thông tin được nhắm mục tiêu và lựa chọn dựa trên những tiêu chí tốt nhất mà quảng cáo có thể mang lại cho người xem.


10. Vị trí và Mức độ liên quan

Các ad network ngày nay sẽ cung cấp tùy chọn để phân phối quảng cáo có liên quan đến vị trí thích hợp. Ngoài ra yếu tố về cá nhân hóa, mức độ liên quan đều có thể đóng góp vào trải nghiệm quảng cáo tổng thể của người dùng.


Nhược điểm của việc kiếm tiền (Monetization) với In-App Ads

Hầu hết những nhược điểm của mô hình kiếm tiền này là những sai lầm thực tế có thể tránh.


1. Quảng cáo quá thường xuyên

Với những nhà phát triển “tham lam” khi hiển thị quảng cáo quá thường xuyên, người chơi sẽ cảm thấy “quá tải”. Vậy bao nhiêu lần được xem là nhiều? Theo Facebook Audience Network, bất cứ thứ gì hiển thị quá 26 lần mỗi phiên đều được cho là sẽ mang lại kết quả tiêu cực.


2. Quảng cáo không liên quan

Giữa rất nhiều tùy chọn nhắm mục tiêu mà ad network cung cấp, nhiều nhà phát triển vẫn chưa nhận ra rằng việc đưa bất kỳ quảng cáo nào vào game mà không có chiến lược sẽ mang lại rủi ro cao.


3. Quảng cáo chậm và chất lượng thấp

Nếu bạn hiển thị quảng cáo chất lượng kém không phù hợp và thống nhất với tính chất của trò chơi, điều đó có thể khiến người dùng tắt quảng cáo.


4. Nhấp chuột vào Ads

Đôi khi, người dùng vô tình nhấp vào quảng cáo và điều đó có thể khiến họ thoát khỏi game. Nếu điều này xảy ra nhiều, bạn đã mang lại một trải nghiệm khó chịu và người dùng sẽ không muốn chơi tựa game này nữa.


In-App Ads có phải là mô hình kiếm tiền phù hợp cho trò chơi không?

Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu về lịch sử của mobile game monetization. Thời gian trước đây, nhà phát triển chủ yếu kiếm tiền dựa trên IAP. Ngày nay, ngay cả những người tiên phong của IAP cũng áp dụng occasional ads.


Sự bùng nổ của In-App Ads bắt đầu với sự gia tăng của hyper-casual games với sức hút ra mắt vào năm 2017 và đã thống trị các bảng xếp hạng trò chơi hàng đầu kể từ đó. Nếu trò chơi của bạn phù hợp với thể loại này, thì In-App Ads là hoàn toàn phù hợp.


Tương tự như vậy đối với các trò chơi arcade, xếp chữ, card và thể thao. Những thể loại này thường thu hút người chơi thông thường và khán giả ít trả tiền.

Nguồn: Udonis


Về AppROI AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider.... Website: approi.co E-mail: info@approi.co Hotline: 0789.99.66.88
bottom of page