top of page
  • Writer's pictureMan Ly

Hướng Dẫn Tối Ưu Hóa Cửa Hàng Ứng Dụng Google Play

Theo nghĩa cơ bản, thực hiện tối ưu hóa cửa hàng ứng dụng Google Play sẽ gần tương tự với việc làm SEO. Vì vậy, trước khi đi sâu vào thực hiện tối ưu hóa cửa hàng ứng dụng của Google Play, hãy xem xét những điểm chung so với SEO và tận dụng SEO để hoàn thiện chiến lược ASO (App Store Optimization).


So sánh SEO và ASO

Không cần phải quá chi tiết và hàn lâm, chúng ta cũng có thể nhận ra được điểm khác nhau cơ bản giữa SEO và ASO đến từ kết quả đầu ra giữa Traffic/Views và lượt Dowloads.


Áp dụng SEO vào Google Play Store như thế nào ?

Làm ASO trong Google Play khá khác với làm ASO cho Apple Store, đặc biệt là về mặt tăng khả năng hiển thị. Không giống như Apple Store, không có Trường từ khóa để đưa từ khóa của bạn vào. Thay vào đó, bạn sẽ xếp hạng cho một số từ khóa trong Mô tả của mình. Do đó, Mô tả (Description) của bạn đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược Tối ưu hóa Cửa hàng Google Play vì nó được lập chỉ mục trực tiếp cho các từ khóa.


Vì Mô tả dài có thể dài tới 4000 ký tự, nên không có cách nào Google xếp hạng bạn cho mọi từ khóa bạn sử dụng trong Description ủa mình. Đó là lý do tại sao chúng ta sẽ mượn một thuật ngữ có nguồn gốc từ SEO đó là Mật độ từ khóa. Mật độ từ khóa là một thuật ngữ đơn giản đề cập đến số lần một từ khóa được lặp lại trong nội dung văn bản. Khi làm ASO của Google Play Store, bạn sẽ gặp thuật ngữ này khá thường xuyên.


Khi bạn có ý định nhắm mục tiêu một số từ khóa cho chiến lược ASO của mình, bạn bắt buộc phải có mật độ từ khóa tốt trong mô tả của mình. Lặp lại các từ khóa quan trọng nhất dành cho app là cách tốt nhất để cho Google thấy những từ khóa nào có liên quan nhất đến ứng dụng của bạn.


Tăng khả năng hiển thị trên Google Play

Bạn có thể đã nghe những điều này trong vô số lần trước đây nhưng các yếu tố xếp hạng trong cả hai cửa hàng ứng dụng là khác nhau đáng kể. Nhiều người khẳng định rằng việc tăng khả năng hiển thị của bạn trong Google Play dễ dàng hơn so với Cửa hàng ứng dụng khác.


Tuyên bố này có thể sẽ đúng hoặc không trong nhiều trường hợp khác nhau. Thứ nhất, việc hiển thị sẽ dễ dàng hơn vì có ít yếu tố ảnh hưởng đến thứ hạng và bạn không bị giới hạn trong danh sách từ khóa dài 100 ký tự. Tuy nhiên, việc này sẽ trở nên khó hơn vì hầu hết các từ khóa bạn nhắm mục tiêu phải được trải rộng trên Mô tả của bạn theo cách mà nó vẫn có ý nghĩa đối với những người dùng tiềm năng. Trước khi tìm hiểu sâu hơn về cách tăng thứ hạng của bạn trong Cửa hàng ứng dụng Google Play, hãy cùng xem những yếu tố có tác động đến thứ hạng hiển thị của app, bao gồm:

  • Tiêu đề của App

  • Mô tả về App

  • Số lượng Dowloads

  • Tỷ lệ giữ chân người dùng

  • Đánh giá và Xếp hạng

  • Nhà phát hành

  • Các lỗi liên quan, thông tin liên quan đến thời lượng pin,...

Làm thế nào để tối ưu hóa các yếu tố này?

1. Tiêu đề của App

Hiện nay, Google đã tăng giới hạn ký tự của Tiêu đề của App lên 50 ký tự. Điều này cho phép bạn xếp hạng cho nhiều từ khóa hơn trong Title App. Bạn có thể thêm một vài từ khóa quan trọng nhất vào Tiêu đề App để đảm bảo rằng bạn xếp hạng cao hơn cho các từ khóa trọng tâm của mình.


Mặt khác, bạn cũng nên giữ cho Tiêu đề App được ngắn gọn và chính xác. Vì bạn không muốn ứng dụng của mình trông giống như một ứng dụng spam, chất lượng kém. Do đó, đừng chỉ nhồi nhét từ khóa vào Tiêu đề một cách vô nghĩa, mà hãy sử dụng các giới hạn ký tự bổ sung. Có nghĩa là vừa sử dụng các từ khóa vừa giải thích những gì ứng dụng muốn truyền tải.


Lúc này bạn sẽ có hai lựa chọn ở đây. Đầu tiên, bạn có thể xây dựng thương hiệu qua ASO. Bạn sẽ chỉ sử dụng tên thương hiệu của mình trong Tiêu đề ứng dụng. Đây là một cách thức được áp dụng bởi các thương hiệu lớn, những app đã đứng đầu Bảng xếp hạng trên cửa hàng ứng dụng.


2. Mô tả về App

Ngoài Tiêu đề ứng dụng, mô tả ứng dụng là tất cả những gì bạn có để cho Google thấy những từ khóa nào có liên quan đến ứng dụng của bạn. Đó là lý do tại sao bạn nên dành thời gian chuẩn bị phần mô tả. Đừng chỉ chăm chăm vào mô tả đầu tiên mà bạn nghĩ ra. Thử nghiệm các phiên bản khác nhau, cố gắng xác định các từ khóa hữu ích sẽ giúp bạn có những xếp hạng cao hơn.


Mô tả của bạn được chia thành hai phần: Mô tả ngắn & Mô tả dài. Mặc dù chưa được xác nhận, nhưng các từ khóa trong Mô tả ngắn của bạn xếp hạng cao hơn với điều kiện là chúng cũng được lặp lại trong đoạn Mô tả dài của bạn.


3. Số lượt download, tỷ lệ giữ chân người dùng, đánh giá và xếp hạng

Google chú ý nhiều hơn đến chất lượng của mobile app trong khi xếp hạng chúng. Khi Google xếp hạng cho các từ khóa bạn muốn xếp hạng, Google sẽ xem xét số lượt tải xuống, đánh giá, xếp hạng và tỷ lệ giữ chân người dùng để đo lường chất lượng của mobile app.


Vì tỷ lệ tổng số người dùng và những người để lại đánh giá là khá thấp, nên nếu một mobile app có số lượng đánh giá cao, điều đó có nghĩa là mọi người đang dành thời gian để viết đánh giá cho App đó.


Lời kết

Việc tối ưu hóa các yếu tố này có vẻ khá khó nhưng bạn có tìm ra giải pháp với chúng bằng cách có một sản phẩm tốt, đáp ứng yêu cầu của người dùng. Nhanh chóng sửa lỗi và sự cố trong thời gian ngắn cho người dùng biết rằng bạn đang cố gắng ngăn chặn những yếu tố này xảy ra, không để những lỗi này ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Các nhà phát triển trả lời phản hồi của người dùng cũng sẽ truyền bá hình ảnh tích cực về mobile app và về bản thân họ, gây ấn tượng mạnh đối với những người dùng lần đầu tiên trải nghiệm sản phẩm.


Xin Chân Thành Cảm Ơn,

AppROI Marketing Team.


Về AppROI AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider.... E-mail: info@approi.co Hotline: 0789.99.66.88
bottom of page