top of page

Bật mí 3 mẹo marketing cho ứng dụng Fintech từ chuyên gia

Updated: Aug 10, 2022

Trong cuộc sống hậu đại dịch, nhu cầu sử dụng ứng dụng tài chính mạnh mẽ của người tiêu dùng đang giúp cho lĩnh vực Fintech trở thành một “điểm sáng” không thể bỏ qua. Bản phân tích thị trường do nhà cung cấp thông tin thị trường app - App Annie hợp tác với nền tảng Liftoff thực hiện đã cho thấy rằng, ứng dụng tài chính đã đạt được những con số kỷ lục mới vào năm 2021.


Nhu cầu lớn đồng nghĩa với việc các marketer phải “mạnh tay” chi tiêu nhiều hơn để thu hút người dùng. Chi phí mỗi lượt cài đặt (CPI) đạt 2,45 đô la, đắt hơn khoảng 25% so với năm trước. Mặt khác, tỷ lệ tương tác với ứng dụng thậm chí còn tăng cao hơn, ở mức 25,1% và tỷ lệ chuyển đổi cũng tăng hơn 1/3 so với năm trước.


Khả năng hiển thị dữ liệu và các điểm chuẩn được công bố trong báo cáo ứng dụng tài chính mới nhất sẽ giúp marketer đặt ra những mục tiêu hiệu suất quan trọng. Tuy nhiên, marketer cũng cần cân bằng các mục tiêu hiệu suất trong ngắn hạn và các mục tiêu xây dựng thương hiệu dài hạn.

3-meo-marketing-cho-ung-dung-fintech-tu-chuyen-gia
3 mẹo marketing cho ứng dụng Fintech từ chuyên gia

Tại sao hoạt động marketing cần các chỉ số mới?

Để giải quyết các mục tiêu trước mắt và lâu dài, đòi hỏi bạn phải tư duy theo chiều hướng mới và tận dụng triệt để một bộ thước đo lớn hơn và mang tính chiến lược hơn. Đầu tiên, marketer phải thoát ra khỏi quan điểm theo đuổi các chỉ số như lượt tải xuống, doanh thu, MAU/DAU. Thay vào đó, hãy tập trung vào những dữ liệu đa dạng hơn, cho phép bạn phát triển các chiến lược marketing tinh vi phù hợp với xu hướng hiện đại. Mặt khác, sau khi đã vượt qua rào cản đó, bạn cần phải điều chỉnh lại các chỉ số dựa trên bức tranh tổng thể về đối tượng và bối cảnh cạnh tranh.


Khi mục tiêu lớn nhất của các công ty tài chính sau đại dịch là giúp người tiêu dùng học được thói quen tiết kiệm và đầu tư tốt hơn, thành công của ứng dụng Fintech đòi hỏi các thương hiệu phải đưa ra những chiến lược marketing hiệu quả hơn cùng với những chỉ số cụ thể hơn.


Báo cáo ứng dụng tài chính năm 2021 đã đưa ra những lý do chứng minh tại sao việc đo lường sắc thái, lấy khách hàng làm trung tâm trong suốt vòng đời là rất quan trọng.


Ví dụ, ứng dụng ngân hàng Chase Mobile đã đạt điểm hiệu suất 90 so với ứng dụng fintech Robinhood (93 điểm). Tuy nhiên, trong một cuộc kiểm tra sâu hơn, ứng dụng Chase lại dẫn đầu với điểm số cảm xúc là 97, gần gấp đôi so với Robinhood.

Ảnh minh hoạ

Chiến thắng với thương hiệu mạnh và kỹ năng mềm

Để giúp marketer có thể kết nối và tạo ra chuyển đổi khách hàng, đồng thời thực hiện các chỉnh sửa trong quá trình mang lại kết quả có ý nghĩa và có thể đo lường được, cần phải nằm lòng 3 bài học quan trọng sau đây.


#1. Tạo hành vi tích cực có khả năng mang lại cổ tức

Khi Acorns bắt đầu cung cấp các sản phẩm đầu tư vào năm 2014, họ chính là công ty đầu tiên trên toàn thế giới cung cấp hình thức đầu tư vi mô, cho phép các thành viên hoàn thành các giao dịch mua và tự động đầu tư thay đổi danh mục đầu tư đa dạng. Mục đích là làm cho việc tiết kiệm và đầu tư trở nên đơn giản cho các nhà đầu tư ở mọi lứa tuổi. (Độ tuổi trung bình của người dùng Acorns là 34 tuổi và 60% người dùng là nhà đầu tư mới). Ngày nay, công ty đã có hơn 4 triệu người đăng ký trên nền tảng, có những người đã tiết kiệm và đầu tư hơn 9,6 tỷ đô la. Giờ đây, công ty Acorns đã thông báo vào tháng 5 rằng sẽ niêm yết cổ phiếu thông qua việc sáp nhập với công ty mua lại đặc biệt (SPAC) Pioneer Merger Corp, đã sẵn sàng đón nhận một thử thách mới.


Cụ thể, Acorns muốn tạo điều kiện thuận lợi về tài chính và đưa hiểu biết về tài chính trở thành xu hướng phổ biến. Nếu làm được điều này, công ty của họ sẽ thực hiện mục tiêu tăng hơn gấp đôi cơ sở người dùng vào năm 2025. Đó là một mục tiêu đầy tham vọng và chắc chắn sẽ nhận được sự tăng trưởng lớn từ marketing và thông điệp "đơn giản hóa đầu tư và thưởng tích cực, lâu dài”.


Để đạt được những mục tiêu lớn, hãy bắt đầu từ những thói quen tốt. Sau năm 2020, Acorns mong muốn có thể giúp đỡ khách hàng của họ áp dụng các hành vi đúng đắn để đạt được lợi ích tài chính lâu dài cho bản thân và gia đình. Acorns đã đầu tư đến 1.000.000 đô la để tạo ra thông điệp và triển khai chiến dịch marketing để giúp các thành viên được hiểu giá trị của sản phẩm, bên cạnh các khoản thưởng hấp dẫn. Họ đã tạo ra một lộ trình đơn giản giúp khách hàng có những lựa chọn tốt, kiếm được phần thưởng tiềm năng và thực hiện các bước cần thiết để đạt được các mốc quan trọng về tiền bạc. Acorns đã áp dụng rất nhiều chiến lược khác nhau: sử dụng khẩu hiệu, push notification, khuyến khích và tiếp cận khách hàng nhằm tiếp cận họ và thuyết phục gắn bó với Acorns.


Ngoài ra, để trở thành trung tâm tiết kiệm và đầu tư, Acorns gần đây đã mua lại Harvest. Công ty khởi nghiệp giảm nợ (Debt-reduction startup) này cho phép khách hàng xác định số tiền họ phải trả trong các khoản thanh toán lãi suất và phí cho các tổ chức tài chính. Không chỉ là một công cụ mà khách hàng có thể sử dụng để xem họ có thể tiết kiệm tiền ở đâu, Harvest còn là một dạng bot được hỗ trợ bởi AI có thể tự động thương lượng mức giảm cho người đăng ký Acorns và người không đăng ký trong quá trình này. Các thương hiệu muốn phản ánh thành công của Acorns nên thực hiện marketing bên cạnh việc bán hàng để giúp khách hàng cải thiện cuộc sống của họ.


#2. Thông điệp đơn giản có thể có tác động rất lớn

Khi người tiêu dùng phụ thuộc vào các ứng dụng fintech để được tư vấn nhằm cải thiện tình trạng tài chính, các chiến dịch hiệu quả cần chú trọng đến việc truyền cảm hứng để họ để hướng tới những mục tiêu cao hơn, suy nghĩ tích cực và đặt ra các mục tiêu dài hạn. Sự kết hợp giữa sản phẩm tổng thể và marketing con người có thể mở ra tiềm năng của người tiêu dùng để cải thiện tình hình và theo đuổi kết quả tốt hơn. Đây chính là cách tiếp cận của Moneyhub, một công ty của Anh đã phát triển công nghệ ngân hàng mở cho phép người tiêu dùng kết nối tài khoản vãng lai, thẻ tín dụng, tài khoản tiết kiệm, thế chấp, lương hưu và đầu tư. Subscription app cũng cho phép các thành viên phân tích, dự báo chi tiêu và đặt mục tiêu dựa trên mô hình để minh họa tài chính sẽ như thế nào trong tương lai.


Phù hợp với mục tiêu của Moneyhub là "tăng cường khả năng phục hồi tài chính cá nhân vào năm 2021", marketer đã khai thác sự quyết tâm của mọi người về việc thực hiện và duy trì các quyết định của năm mới để nâng cao nhận thức về thương hiệu và mức độ lan truyền. Được mệnh danh là #8DaysOfMoneyhub, chiến dịch khớp từng chữ cái đầu tiên trong từ Moneyhub với các cụm từ tích cực là một trong những chiến dịch vô cùng ấn tượng, đã tạo ra những con số rất đáng chú ý. Cụ thể, tỷ lệ mở tăng đáng kể (+40% cho email và +70% cho tin nhắn trong ứng dụng - in-app message), số người theo dõi Instagram tăng hơn gấp đôi (+217%) và lượt cài đặt ứng dụng tăng vọt (+51% cho iOS và +76% cho Android).


Để tăng số lượng các cuộc trò chuyện, Moneyhub đã tương tác với những người dùng hiện tại qua email, nhắn tin trong ứng dụng và gửi thông báo (push notification). Bên cạnh đó, nếu người dùng theo dõi, thích và bình luận về các bài đăng của người dùng khác, họ cũng có thể giành được cơ hội đăng ký trọn đời ứng dụng và phiếu thưởng Amazon trị giá 100 GBP.

Ảnh minh hoạ

Sự tích cực sẽ tạo ra tính lan truyền. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn luôn dẫn đầu bằng một thông điệp mà mọi người có thể hiểu, chia sẻ và trở thành một phần của câu chuyện cá nhân của họ. Đối với mọi chiến dịch và tất cả các kênh, các marketer nên vạch ra một hành trình để cổ vũ người dùng khi họ đạt được các cột mốc quan trọng.


#3. Thương hiệu mạnh mang lại hiệu suất cao

Performance marketing được triển khai dựa trên dữ liệu cụ thể, có thể tạo ra nguồn sức mạnh cho các chiến dịch lấy khách hàng làm trung tâm và mang lại kết quả có thể đo lường được. Mặt khác, Brand marketing sử dụng tính năng sáng tạo để nâng cao nhận thức, truyền thông giá trị và khuyến khích lòng trung thành của khách hàng. Cả hai loại marketing này đều cùng tồn tại và cạnh tranh về ngân sách. Do đó, marketer cần học cách cân bằng cả 2 dạng marketing này.


Thương hiệu là những gì mà bạn đại diện. Càng có nhiều người dùng nhìn thấy, hiểu được, kết nối với các giá trị và sứ mệnh, thì càng có nhiều khả năng họ sẽ chuyển đổi sau khi xem quảng cáo. Đây chính là cách tiếp cận tiên phong để xây dựng "Brand Performance", mở ra sự đổi mới ở điểm giao giữa performance và brand nhằm xây dựng lòng tin cũng như giá trị thương hiệu.


Người tiêu dùng bị thu hút bởi những thương hiệu mang lại sự tin tưởng nhất và trải nghiệm tốt nhất, vì vậy hãy giáo dục người tiêu dùng về cả hai điều này. Cá nhân hóa là yếu tố quan trọng, nhưng sản phẩm cũng quan trọng không kém. Cách marketing tốt nhất là kết hợp cả hai để trở nên nổi bật hơn và cho thấy công ty đang đứng về phía người tiêu dùng.


Trong khi các điều kiện thị trường sẽ liên tục phát triển khi nền kinh tế nóng lên trở lại, thì sự tập trung của marketer trong lĩnh vực fintech vào giá trị thực của người tiêu dùng chắc chắn sẽ mang lại kết quả ROI vượt hơn cả mong đợi. Hãy cố gắng tìm hiểu không ngừng để có thể nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của người dùng. Đó chính là con đường mang đến sự thành công lâu dài nhất.


Về AppROI AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider.... E-mail: info@approi.co Hotline: 0789.99.66.88

Comments


bottom of page