top of page
Writer's pictureUyen Mac

Từ Local đến Global: 6 cách giúp “bản địa hoá” mobile app hiệu quả cho mọi thị trường (P1)

Updated: May 4

Rất nhiều người dành phần lớn thời gian quản lý công việc trên Slack, cho dù họ làm việc tại văn phòng hay tại nhà. Và hầu hết những người thường xuyên sử dụng Slack đều hiểu và yêu thích Slack vì những câu chuyện dí dỏm, giai thoại và thành ngữ vùng miền mà ứng dụng này thường chào đón người dùng hàng ngày.


Vậy, làm thế nào để một doanh nghiệp như Slack có thể kết nối với người dùng trên toàn cầu một cách có hiệu quả đến thế?” (Nhiều đến mức họ có thể chào hàng với người dùng ở hơn 150 quốc gia).


Và câu trả lời chính là “Bản địa hoá”. Trong bài đăng trên blog của mình, Anca Greve (Director of Localization - Giám Đốc “bản địa hoá” của Slack) đã chia sẻ rằng: "Bản địa hóa đã giúp tạo dựng niềm tin với khách hàng của chúng tôi bằng loại ngôn ngữ quen thuộc với họ, cùng các tham chiếu văn hóa mà họ tiếp xúc mỗi ngày.”


Trong nền kinh tế smartphone toàn cầu, mobile app là một nền kinh tế nghìn tỷ đô. Và, 118 tỷ đô trong nền kinh tế nghìn tỷ đô đó đã được tạo ra thông qua ứng dụng, việc nội địa hóa mobile app có thể “thổi bay” ứng dụng theo đúng nghĩa đen.


mobile app

Phương án tốt nhất để đạt được khả năng hiển thị toàn cầu chính là bản địa hóa ứng dụng của bạn cho nhiều quốc gia và ngôn ngữ khác nhau. Bản địa hóa mobile app được thực hiện đúng cách sẽ mở ra cánh cửa cho nền kinh tế 118 tỷ đô và đưa ứng dụng của bạn lên vị trí thống trị thế giới.


Bản địa hóa mobile app là gì?

Đây là hoạt động điều chỉnh các chức năng và giao diện của một ứng dụng cho các thị trường toàn cầu. Sức mạnh của bản địa hóa nằm ở khả năng cung cấp ứng dụng cho hàng triệu người dùng mới và tiềm năng trên toàn cầu.


Mặt khác, bản địa hóa mobile app còn bao gồm rất nhiều yếu tố khác, vươn xa hơn cả một bản dịch thuật, bởi vì quá trình này đòi hỏi việc xem xét về ngôn ngữ học, sự khác biệt về văn hóa/kỹ thuật. Nhằm mục đích sao chép để ứng dụng có thể sở hữu giao diện và hoạt động giống như khi chúng được tạo ra với ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ đích.


Dưới đây là một ví dụ cụ thể về việc bản địa hóa và toàn cầu hóa ứng dụng thương mại di động và website:


Cụ thể, Shopify đã dự định trao quyền cho những doanh nghiệp và người bán trực tuyến để họ dễ dàng thực hiện nội địa hóa. Trong bức ảnh minh hoạ phía trên, ở bên trái, một khách hàng người Anh đã được nhắc đến một trang web bán lẻ bên ngoài. Ở bên phải, vị khách người Canada được hướng dẫn đến mục "Add to cart" và mua trực tiếp từ trang web. Bản địa hóa có thể được thể hiện đơn giản như một số code tag duy nhất (do_not_sell_to_UK) nhằm cung cấp ý định một cách liền mạch cho từng vị trí.


Tại sao bản địa hóa mobile app lại quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu?

Ở cấp độ cơ bản nhất, nội địa hóa ứng dụng sẽ giúp ứng dụng trở nên phổ biến hơn với những người dùng không sử dụng cùng một ngôn ngữ với nhà phát triển. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa phải là tất cả - Nội địa hóa trong nền kinh tế toàn cầu là điều bắt buộc vì 3 lý do:


1. Cải thiện trải nghiệm người dùng quốc tế

Không nên đánh giá thấp sức mạnh của UX. Trên thực tế, người dùng ngày nay đang dành trung bình 4,8 giờ mỗi ngày trên các ứng dụng dành cho thiết bị di động.


mobile app

Khi nói đến người dùng quốc tế, việc bản địa hóa mobile app đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ứng dụng được dịch thuật đúng cách có thể giúp bạn thâm nhập vào một thị trường mới - bằng cách tạo ra những trải nghiệm tích cực cho khách hàng - cũng chính là những người sẽ trở thành người dùng trung thành của bạn trong tương lai.


Bên cạnh đó, Google cũng nhận thấy rằng:

“89% người dùng có xu hướng giới thiệu một thương hiệu cho người khác, sau khi đã có những trải nghiệm thương hiệu tích cực trên thiết bị di động”.


Để thực sự vươn ra toàn cầu, nhà phát triển cần tiếp cận được với người dùng trên toàn thế giới. Đây chính là lý do tại sao iTunes App Store và Google Play Store luôn cung cấp các tùy chọn để trợ giúp cho ứng dụng và những nhà phát triển. Trong đó, ITunes App Store có sẵn ở 175 quốc gia và 40 ngôn ngữ, Google Play có sẵn ở hơn 190 quốc gia.


iTunes cung cấp cho các nhà phát triển Apple nội dung hướng dẫn từng bước về cách xây dựng mobile app được bản địa hóa. Trên thực tế, Apple sẽ cung cấp tính năng xuất mã Xcode, cho phép các nhà phát triển có thể kích hoạt bản địa hóa cho các khu vực và ngôn ngữ mà họ sẵn sàng hỗ trợ.


Tương tự, Google cũng cung cấp cho các nhà phát triển Android một bản hướng dẫn dịch thuật và bản địa hóa ứng dụng. Cụ thể, Google cho phép nhà phát triển “Thêm bản dịch cho trang danh sách cửa hàng, tệp APK, chuỗi hoặc sản phẩm in-app của ứng dụng. Bạn có thể tự thêm chúng hoặc mua và áp dụng chúng thông qua Play Console. ”

Tóm lại, bản địa hóa mobile cũng giúp mở rộng mạng lưới người dùng tiềm năng. Giờ đây, nhiều người có thể tìm thấy ứng dụng của bạn bằng cách sử dụng các từ khóa bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.


3. Tăng cường tương tác với ứng dụng quốc tế

Nghiên cứu cho thấy rằng đối với người tiêu dùng di động, 78% người mua sắm thường có xu hướng mua hàng hơn nếu cửa hàng trực tuyến được bản địa hóa. Như vậy, có thể thấy rằng, để ứng dụng có thể duy trì tính cạnh tranh và nâng tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới, thì việc bản địa hóa là điều bắt buộc.


Sự khác biệt giữa bản địa hóa (localization) và quốc tế hóa (internalization) mobile app

Mặc dù quốc tế hóa ứng dụng và bản địa hóa ứng dụng là 2 quá trình có liên quan với nhau nhưng chúng không giống nhau. Quốc tế hóa là tùy chỉnh mã và bản địa hóa là tùy chỉnh nội dung.


Hiểu về quốc tế hóa ứng dụng

Quốc tế hóa (thường được viết tắt là i18n) là một phương pháp tạo mã trước khi thực hiện quá trình bản địa hóa. Về cơ bản, sự khác biệt đáng kể giữa nội địa hóa và quốc tế hóa được mô tả như sau: Nội địa hóa không yêu cầu lập kế hoạch trước quá trình phát triển, còn quốc tế hóa thì có. Nguyên nhân là do việc sửa đổi mã để quốc tế hóa sau khi đã được tạo sẽ khó khăn hơn.

Nguồn: AppsFlyer


Về AppROI AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider.... Website: approi.co E-mail: info@approi.co Hotline: 0789.99.66.88


Comentarios


bottom of page