Tiếp nối phần 1, mời các marketer cùng AppROI tìm hiểu về NFT/Crypto game, cũng như sự kết hợp giữa các mô hình monetization và game trên thị trường mobile app hiện nay.
Tổng quan về NFT/Crypto game: Theo dõi hành trình của Blockchain trên mobile qua Sensor Tower
NFT đã bắt đầu quá trình chuyển đổi sang mobile Sensor Tower
Khi NFT bắt đầu trở nên nổi bật vào năm 2021, một số mobile app tập trung vào NFT dần xuất hiện vào thời điểm cuối năm, bao gồm các app khám phá NFT như OpenSea, Rarible; hay các trading app như VeVe, Enjin.
OpenSea đã là một trong những market place NFT hàng đầu kể từ khi ra mắt vào tháng 9/2021. Mặc dù lượt tải xuống cho các app này vẫn còn tương đối thấp so với danh mục tiền điện tử nói chung, kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục phổ biến vào năm 2022.
Lưu ý về ước tính số lượt tải Ước tính của Sensor Tower bao gồm số lượt tải xuống trên toàn thế giới cho iPhone, iPad và Google Play từ ngày 1/1/2021 đến ngày 31/12/2021. Các app được Apple và Google cài đặt sẵn đều bị loại trừ. Sensor Tower chỉ báo cáo số lượt cài đặt độc nhất. Ước tính trên Android không bao gồm các app store của bên thứ ba. Phân tích này bao gồm 5 app có tính năng NFTs.
Mobile game bắt đầu kết hợp cơ chế NFT/Crypto
“Mobile Legends: Bang Bang” của ByteDance đã trở thành một trong những mobile game có doanh thu cao đầu tiên trên thế giới triển khai cơ chế NFT.
5/10 crypto game được tải xuống nhiều nhất được phát hành vào năm 2021, cho thấy đây là một thị trường vẫn còn khá non trẻ. Các tựa game khác, chẳng hạn như “Crazy Defense Heroes”, đã thử nghiệm với NFT từ trước.
Chỉ có 5 trong số các crypto game được tải xuống nhiều nhất vào năm 2021 đã vượt quá 1 triệu lượt tải, một lần nữa cho thấy đây là lĩnh vực mới đang được thử nghiệm và là một lĩnh vực phải đối mặt với nhiều thách thức trên thị trường. Rất ít game dựa trên NFT và Crypto kết hợp với các phương thức monetization khác, “MIR4” và “Crazy Defense Heroes” là những trường hợp ngoại lệ. “Thetan Arena”, ra mắt vào năm 2021, đang dẫn đầu làn sóng P2E (Play-to-Earn – Chơi để kiếm tiền) trên thiết bị di động, với hơn 8 triệu lượt tải xuống cho đến nay.
Sự kết hợp giữa mô hình monetization và thể loại trò chơi: Tìm ra “sự kết hợp hoàn hảo”
Cơ chế F2P (Free-to-Play) cho thấy sự liên kết rõ rệt giữa các mô hình monetization
Dữ liệu của Sensor Tower cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa Live Ops và Gacha. Điều này có thể là do các game có cơ chế Gacha yêu cầu cập nhật thường xuyên để giữ người dùng tương tác với nội dung hiện có, cũng như nội dung mới.
Subcription và Ad Removal cũng cho thấy sự liên kết chặt chẽ vì các mô hình thu phí này đều thuộc loại phổ biến nhất với các casual game – nơi có xác suất sử dụng quảng cáo trong trò chơi cao.
Trong khi cơ chế F2P cho thấy sự hoà hợp giữa nhiều mô hình thu phí, các phương thức monetization mới nổi như Real Money và NFT/Crypto thường cho thấy độ tương thích thấp với các mô hình thu phí khác.
Jaccard Index (chỉ số Jaccard) Chỉ số Jaccard là một thống kê được sử dụng để đánh giá mức độ giống nhau và đa dạng của các tập mẫu trong đó sử dụng dữ liệu nhị phân. Chỉ số được xác định từ 0 đến 1. Giá trị càng cao, mối quan hệ tương quan hai tập hợp càng mạnh.
Gacha thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với game theo phong cách Anime
Các tính năng monetization có thể kết hợp với các yếu tố khác để có được insight sâu sắc hơn về thị trường. Gacha là một mô hình thu phí rất phổ biến ở Nhật Bản và dữ liệu của Sensor Tower cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa các game có tính năng Gacha và phong cách nghệ thuật Anime, vốn cũng phổ biến ở đất nước này.
Phong cách Cartoon – bao gồm các game như “Lords Mobile”, “Clash of Clans” và “Gardenscapes” – cũng cho thấy mối quan hệ chặt chẽ với các hình thức monetization như Season Pass và Subscription.
Gacha thúc đẩy sự thành công trên toàn cầu của “Genshin Impact”
Trong các phân tích trước, Sensor Tower đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa Gacha, Live Ops và phong cách Anime. Một trong những game hàng đầu áp dụng tất cả những mô hình này là “Genshin Impact” của miHoYo, đã mang đến 2 tỉ USD toàn cầu trên App Store và Google Play trong năm đầu tiên kể từ khi ra mắt vào năm 2020.
“Genshin Impact” kiếm tiền thông qua cơ chế Gacha. Với tính năng này, người chơi tăng khả năng thu được nhân vật mới, trong khoảng thời gian 3 tuần kể từ khi cập nhật. Điều này giúp giữ chân người chơi. Từ biểu đồ bên dưới, ta có thể nhận thấy mối tương quan rõ ràng giữa việc phát hành các nhân vật mới và mức tăng đột biến trong doanh thu hàng ngày.
Vào tháng 9/2021, phiên bản 2.1 với tên gọi “Floating World Under the Moonlight” đã được ra mắt trước lễ kỷ niệm của trò chơi, cung cấp các nhân vật mới như Raiden Shogun và những tính năng mới như sự kiện vũ khí, hệ thống câu cá hay những hòn đảo chưa từng được biết đến để người chơi khám phá.
Sự tương quan giữa gói Subscription với Ad Removal ở các casual game
Có sự tương quan chặt chẽ giữa 2 mô hình monetization Ad Removal và Subscription, đặc biệt là trong các casual game nơi quảng cáo thường chiếm vai trò quan trọng. Đôi khi có sự trùng lặp giữa hai tuỳ chọn khi Ad Removal được bao gồm như một phần của Subscription. Trong trường hợp của “Magic Tiles 3”, mô hình Subscription có cơ hội chuyển đổi cao hơn vì nó được cung cấp song song với hỗ trợ Live Ops, giúp việc monetization có hiệu quả cao hơn so với một tựa hypercasual game thông thường.
Tabletop là dòng game phát triển nhanh nhất trong thể loại casual
Dòng game Tabletop áp dụng phương thức Ad Removal
Dòng game Tabletop trên mobile trong năm 2021 đã cho thấy mức tăng trưởng YoY lên đến 42% so với cùng kỳ năm trước ở các thị trường phương Tây, tích luỹ lên tới 1 tỉ USD.
Một số game Tabletop, như “Phase 10” và “UNO!” từ Mattel, đã triển khai thành công cơ chế Ad Removal. Trong khi một số IP Tabletop đã được mang lên thiết bị di động như một tựa game cao cấp, nhiều tựa game khác đã áp dụng mô hình F2P kiếm thu nhập dựa trên quảng cáo để tìm kiếm thành công, bao gồm tuỳ chọn Ad Removal cho những người chơi tương tác nhiều nhất.
Như đã đề cập, Ad Removal đôi khi có thể được kết hợp với Subscription, mà tựa game “UNO!” là một ví dụ điển hình. Hầu hết các IP áp dụng F2P và Live Ops, trong khi một số Franchise Premium vẫn duy trì mô hình trả phí (Subscription).
Câu chuyện thành công của Season Pass: Phân tích các cách triển khai khác nhau của cơ chế Season Pass
Season Pass giúp tăng doanh thu gấp 2 lần cho Lords Mobile
Chi tiêu theo tuần của người chơi “Lords Mobile” – được IGG phát hành vào năm 2016 – đã tăng gấp đôi, lên 20,7 triệu USD vào tháng 1/2021, sau khi giới thiệu Season Pass mới của trò chơi, có tên là “Kingdom Labors” (theo dữ liệu của Sensor Tower Store Intelligence). Người chơi “Lords Mobile” có thể mua Gold Pass hàng tháng hoặc sử dụng Silver Pass mặc định. Bằng việc tham gia vào tính năng này, người chơi nhận được giải thưởng khi hoàn thành nhiệm vụ hàng tuần.
Season Pass mở rộng sang các thể loại khác
Mô hình monetization từ Season Pass lần đầu tiên được phổ biến với Fortnite trước khi mở rộng sang thị trường Shooter rộng lớn hơn, giúp giải quyết tình trạng “lỗi thời” của game, đồng thời giúp thiết lập lại thường xuyên để đưa người chơi trở lại cùng một cấp độ. Các thể loại khác ít phân hoá tiến trình như Puzzle cũng có thể được hưởng lợi từ việc tăng mức độ tương tác. “Gardenscapes” là một trong những game đã tích hợp thành công hệ thống Season Pass, với doanh thu theo tuần tăng 85% sau khi ra mắt.
Season Pass có thể hồi sinh các game cũ
Được phát hành cách đây 10 năm, “Hay Day” là mobile game đầu tiên được Supercell ra mắt toàn cầu. Sự ra đời của Farm Pass vào tháng 12/2020 đã giúp “hồi sinh” chi tiêu của người chơi trong tựa game “cổ” này, với doanh thu theo tuần tăng 46%.
Nhờ đóng góp của Farm Pass, “Hay Day” đã chứng kiến doanh thu tăng lên mức chưa từng thấy kể từ năm 2017, hiện đã vượt qua mức trung bình 14 triệu USD/tháng. Supercell đã đạt được một số thành công nhất định với hệ thống Season Pass khi triển khai tính năng này trên toàn bộ danh mục đầu tư của mình trong các game khác như “Clash of Clans”, “Clash Royale” và “Brawl Stars”.
Tổng kết
Dòng NFT/Crypto game đang thử nghiệm với nhiều thể loại khác nhau, từ mid-core đến casual để tìm ra đối tượng có thể phát triển mô hình thu phí tốt nhất.
Trong khi cơ chế F2P truyền thống đang cho thấy sự kết hợp giữa nhiều mô hình thu phí, thì các mô hình mới nổi như Real Money và NFT/Crypto lại có xu hướng ngược lại.
Gacha là một công cụ monetization rất phổ biến ở Nhật Bản. Đồng thời, có mối liên hệ chặt chẽ giữa các game có tính năng Gacha và phong cách Anime – điều cũng phổ biến ở Nhật Bản.
Ad Removal và Subscription có mối tương quan chặt chẽ, đặc biệt là trong các casual game nơi mô hình thu phí theo quảng cáo có sự đóng góp nổi trội hơn hẳn. Đôi khi có sự trùng lặp giữa hai tuỳ chọn khi Ad Removal được bao gồm như một phần của Subscription. Sự kết hợp này không thường thấy trong thị trường hypercasual được thúc đẩy bởi quảng cáo, vì việc không thể giữ chân người dùng trong thời gian lâu dài khiến cho mô hình Subscription không mấy hữu dụng.
Trong khi một số Tabletop IP lớn đã được mang lên các thiết bị di động dưới dạng game premium, nhiều tựa game khác đã áp dụng mô hình F2P trên thiết bị di động monetize dựa trên quảng cáo để tìm kiếm thành công, bao gồm tuỳ chọn Ad Removal cho những người chơi tương tác nhiều nhất.
Mô hình thu phí từ Season Pass, được Fortnite phổ biến và đang triển khai trên toàn hệ sinh thái Shooter, đã được tích hợp vào nhiều thể loại hơn, thể hiện qua những các game như “Gardenscapes”, “Hay Day” và “Lords Mobile”. Season Pass có thể hoạt động như một phương pháp để monetize từ các thể loại thường thiếu hệ thống phát triển chính thức. Thành công của những tựa game này chứng minh rằng cơ chế Season Pass có thể được áp dụng cho các thể loại game khác.
Về AppROI.co AppROI.co là Growth Marketing Agency có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, Appsflyer, Adjust, CleverTap, Insider... cùng nhiều đối tác lớn. E-mail: info@approi.co Hotline: 0789.99.66.88
Commentaires