top of page

Làm thế nào để tích hợp Gamification vào ứng dụng sức khỏe?

Updated: Apr 28

Bài viết hôm nay sẽ cung cấp cụ thể quá trình trò chơi hóa một ứng dụng sức khỏe sẽ được thực hiện theo những bước cụ thể nào. Cùng khám phá những thông tin sau!


Bước 1. Xác định pain point cần giải quyết

Trước tiên, hãy bắt đầu bằng cách đặt ra các mục tiêu kinh doanh mà bạn muốn đạt được và xác định các vấn đề mà Gamification cần giải quyết. Ví dụ, những vấn đề mà người dùng thường gặp phải trong việc tập trung khi thiền định, tình trạng mất động lực khi thực hiện chế độ ăn kiêng, hay những khó khăn gặp phải trong quá trình phục hồi chức năng. Nói tóm lại, bạn phải xác định những vấn đề cần giải quyết nhằm cung cấp giá trị tối đa cho người dùng.

Gamification

Bước 2. Chọn chiến lược Gamification phù hợp

Sau khi xác định rõ mục đích để đạt được các mục tiêu ứng dụng, hãy xác định chiến lược trò chơi hóa Mobile App. Chiến lược phát triển sẽ bắt đầu từ công đoạn bố trí một kế hoạch phát triển ứng dụng thật tỉ mỉ, chú trọng vào các yếu tố trò chơi phù hợp nhất với App.


Đặc biệt, bạn có thể xây dựng chiến lược trò chơi hóa cho ứng dụng của mình dựa trên 2 nguyên tắc cốt lõi của cơ học và động lực học.

  • Nguyên tắc cơ học giúp thúc đẩy hoạt động của người dùng. Ví dụ: Người dùng sẽ kiếm được huy hiệu khi đốt 1200kcal.

  • Mặt khác, động lực học liên quan đến các hành vi và mô hình của trò chơi, có thể được thể trong các yếu tố bắt buộc và cá nhân hóa.

Yếu tố bắt buộc: là những giới hạn có thể được áp đặt cho người dùng. Ví dụ: Bạn có thể cân nhắc bổ sung một tính năng vào ứng dụng để khiến người dùng hoàn thành bài tập trong một khung thời gian cụ thể.

Yếu tố cá nhân hóa: Các yếu tố trò chơi được hình thành dựa trên các trạng thái mà người dùng chỉ định trong ứng dụng. Ví dụ: Ứng dụng có thể cung cấp nhiều hoạt động thiền định tùy thuộc vào trạng thái tâm lý của người dùng.

Gamification

Lưu ý, hãy cân nhắc một số nhiệm vụ sau:

  • Phản hồi nhanh chóng: Người dùng ứng dụng sẽ nhận được phản hồi nhanh chóng dưới dạng thành tích, phần thưởng hoặc đề xuất từ ​​nhà cung cấp dịch vụ y tế.

  • Tiến trình: Ứng dụng phải cung cấp cho người dùng phương pháp theo dõi tiến trình chăm sóc sức khỏe và so sánh hiệu suất ban đầu với hiệu suất hiện tại.

  • Bảo mật ứng dụng: Quyền riêng tư phải là yếu tố tối quan trọng và hầu hết các ứng dụng chăm sóc sức khỏe đều phải tuân theo những quy định này. Do đó, hãy thiết kế tính năng tạo mật khẩu người dùng hoặc các hình thức xác thực người dùng khác, cài đặt và bật mã hóa trên thiết bị di động...

Ở giai đoạn này, bạn phải thu thập tất cả các ý tưởng và yêu cầu liên quan đến Gamification để tập trung vào việc thiết kế ứng dụng.


Bước 3. Thiết kế ứng dụng

Hãy xem xét các yếu tố trò chơi khác nhau mà bạn có thể sử dụng để thiết kế ứng dụng chăm sóc sức khỏe.

  • Storytelling

Các ứng dụng sức khỏe được trò chơi hóa có thể sử dụng sức mạnh của Storytelling nhằm kết nối với người dùng và thu hút sự chú ý của họ. Ví dụ: Bạn có thể thử xây dựng một ứng dụng được khởi chạy dưới dạng Game nhập vai.

Câu chuyện có thể được xây dựng xung quanh một loạt các nhiệm vụ, trong đó người chơi chạy và nghe những nội dung bằng âm thanh để khám phá câu chuyện phiêu lưu. Các yếu tố như vậy có thể làm cho ứng dụng của bạn trở nên thú vị hơn.

  • Các cấp độ

Giống như các Mobile Game khác, các cấp độ trong ứng dụng mhealth sẽ làm tăng mức độ tò mò của người dùng, khuyến khích họ tiến xa hơn trong việc sử dụng ứng dụng. Khi cấp độ càng cao, độ phức tạp của trò chơi cũng sẽ tăng lên, thách thức người dùng bằng các hoạt động mới và thú vị.

  • Thách thức

Việc tạo ra những nhiệm vụ và thách thức sẽ thúc đẩy tính cạnh tranh và nâng cao hiệu suất của người dùng.

  • Hiển thị tiến độ

Hiển thị tiến độ là yếu tố rất quan trọng. Đó có thể là những dạng đồ thị hoặc biểu đồ thể hiện hiệu suất của người chơi so với tiến trình trước đó và theo dõi chặng đường đạt được mục tiêu. Người dùng có thể đánh giá bản thân tốt hơn và có động lực để rèn luyện nhiều hơn.

  • Bảng xếp hạng

Đôi khi, người dùng cảm thấy hứng thú khi sử dụng một ứng dụng cho phép so sánh hiệu suất của họ với những người khác. Vì vậy, tính năng bảng xếp hạng sẽ cung cấp cho người dùng một bức tranh về thứ hạng của những người tham gia. Không giống như tính năng hiển thị tiến độ, bảng thành tích tập trung vào hiển thị hiệu suất của người dùng liên quan đến hiệu suất của những người dùng khác, khuyến khích người dùng cố gắng hơn.

  • Phần thưởng

Bạn có thể chọn phần thưởng cho người dùng bằng điểm hoặc đơn vị tiền tệ trong ứng dụng. Những yếu tố này có thể được đổi lấy hàng hóa ở dạng kỹ thuật số hoặc vật chất (chẳng hạn như phần thưởng tiền mặt của các công ty phát hành thẻ tín dụng) hay mua sản phẩm đặc biệt trong ứng dụng để đạt vị trí cao trong trò chơi. Ngoài ra, giải thưởng tiền mặt trong ví điện tử của ứng dụng cũng là một ý tưởng rất thú vị.

Gamification

Phần thưởng sẽ thúc đẩy người dùng cố gắng và hoàn thành các nhiệm vụ khó khăn. Giải thưởng có thể được kích hoạt khi người dùng hoàn thành các mục tiêu cá nhân, tham gia các câu đố, chia sẻ bài đăng với bạn bè hoặc mời gọi tham gia ứng dụng.

  • Ảnh đại diện

Việc cung cấp những tính năng biểu hiện bằng hình ảnh đóng một vai trò thiết yếu trong nhiệm vụ nâng cao mức độ tương tác của người dùng, vì cách này có thể giúp họ thỏa mãn nhu cầu thể hiện bản thân.


Bước 4. Thực hiện

Đừng quên rằng mục đích chính của ứng dụng mHealth là giúp mọi người rèn luyện sức khỏe một cách hiệu quả, hình thành thói quen mới tốt hơn cho người dùng hoặc theo dõi hoạt động của họ. Gamification không phải là mục tiêu cuối cùng, mà chỉ là một công cụ giúp người dùng của bạn luôn có động lực phát triển bản thân. Tuyệt đối không tách biệt Gamification với mục đích thực sự mà người dùng muốn đạt được với ứng dụng. Hãy nhớ rằng, bạn đang phát triển một ứng dụng chăm sóc sức khỏe với các yếu tố trò chơi, không phải là một Mobile Game.




Về AppROI AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider.... E-mail: info@approi.co Hotline: 0789.99.66.88

Comments


bottom of page