top of page
Writer's pictureMan Ly

Hướng Dẫn Các Bước Để Làm Chủ IOS Push Notification

Hiện nay, IOS có một số tính năng xoay quanh Push Notification (Thông báo đẩy) nhưng một số người dùng lại không biết tận dụng như thế nào để đem lại hiệu quả cho app. Bài viết sau sẽ giúp bạn xem xét từng tính năng cụ thể và cách sử dụng chúng sao cho phù hợp với mobile app.


1. Tiêu đề, phụ đề và nội dung của cảnh báo

Alerts (cảnh báo) và Notification (thông báo) thường được coi là các tính năng có thể thay thế cho nhau. Về cơ bản, thông báo được thể hiện qua các hình thức như âm thanh, biểu tượng hoặc các tệp đính kèm. Trong khi đó, cảnh báo là các đoạn văn bản nội dung của một thông báo và có thể xuất hiện màn hình khóa, trung tâm thông báo,...


Ban đầu, cảnh báo chỉ là một đoạn nội dung đơn lẻ. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, Apple đã bổ sung thêm các trường tiêu đề và phụ đề. Những bổ sung này cho phép bạn tạo một hệ thống phân cấp thông tin giúp các cảnh báo dễ tiếp cận với người dùng hơn. Bằng cách cải thiện cấu trúc của cảnh báo, bạn không chỉ tạo sự khác biệt mà còn giúp người dùng dễ dàng hiểu nhanh thông tin thay vì bỏ qua thông tin đó.


2. Âm thanh

Các tín hiệu âm thanh cũng có thể được sử dụng ngay khi có thông báo. iOS cung cấp một âm thanh tích hợp cho các thông báo. Để kích hoạt tín hiệu này, hãy đặt âm thanh của bạn thành “mặc định”. Để tạo sự chú ý với người dùng, hãy kết hợp âm thông báo tùy chỉnh của riêng bạn với mobile app. Nếu thiết bị ở chế độ im lặng, khi có thông báo thiết bị sẽ chỉ rung thay vì phát âm thanh.


3. Biểu tượng

BIểu tượng thu hút người dùng bằng cách nhắc nhở họ một cách trực quan rằng sẽ có điều gì đó mới đang chờ đợi. Có thể họ đã bỏ lỡ một cảnh báo hoặc trong một số trường hợp, mobile app của bạn nên tăng số lượng biểu tượng thay vì đưa ra một cảnh báo để người dùng có thể trải nghiệm một cách thuận tiện hơn.


4. Hình ảnh

Trong những năm gần đây, notification đã thêm chức năng có thể bao gồm tệp đính kèm. Thông thường, nó sẽ là một bức ảnh, âm thanh hoặc một video. Chúng xuất hiện dưới dạng hình thu nhỏ bên cạnh thông báo hiển thị đến người dùng. Khi bạn mở rộng các noti này, người dùng sẽ thấy ảnh ở kích thước đầy đủ hoặc có thể phát các tệp âm thanh, video. Đây là một cách hiệu quả để đảm bảo thông báo của bạn đủ nổi bật, bằng cách cho phép người dùng hiểu thông báo nhanh hơn và trực quan hơn.


5. Tùy chỉnh nội dung

Trong chế độ tùy chỉnh này, nhiều nội dung được hiển thị hơn và các tệp đính kèm được hiển thị ở kích thước đầy đủ. Các ứng dụng có thể cung cấp tiện ích mở rộng với chế độ xem nội dung tùy chỉnh. Bạn có thể chọn hiển thị cùng một thông tin trong một bố cục gọn gàng hơn hoặc hiển thị nhiều thông tin hơn mà không có trong notification ban đầu. Ví dụ: thông báo Thời gian sử dụng hàng tuần bao gồm biểu đồ, số liệu thống kê chi tiết hơn và các app sử dụng hàng đầu.


6. Chủ đề

Theo tính năng mặc định, iOS nhóm tất cả thông báo cho một ứng dụng thành một chuỗi duy nhất trong Trung tâm thông báo. Điều này giúp những người dùng giữ mọi thông báo nằm trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, bạn cũng có tùy chọn tạo các chuỗi bổ sung cho các thông báo của mình. Ví dụ: ứng dụng Tin nhắn tạo ra một chuỗi cho mỗi cuộc trò chuyện. Thay vì có thông báo từ hai cuộc trò chuyện nhóm khác nhau trộn lẫn với nhau, chúng được nhóm theo cuộc trò chuyện. Người dùng có thể mở rộng từng thông báo để xem từng thông báo hoặc họ có thể xóa toàn bộ chuỗi ngay lập tức, nếu họ đang tham gia một cuộc trò chuyện mà họ không quan tâm.


7. Hiển thị thông báo khi ứng dụng đang mở

Theo mặc định, nếu một mobile app đang mở mà có thông báo xuất hiện, người dùng sẽ không được thấy bất cứ điều gì. Giả định là ứng dụng của bạn sẽ tự xử lý thông báo và quyết định cách thông báo tốt nhất cho người dùng rằng điều gì đó đã xảy ra. Bạn có thể sử dụng giao diện người dùng tùy chỉnh của riêng mình cho việc này, nhưng một giải pháp thuận tiện là để iOS hiển thị cảnh báo hệ thống bình thường và nó sẽ hiển thị khi ứng dụng được đóng.


Ví dụ: nếu người dùng đang trò chuyện qua lại với ai đó trong một cuộc trò chuyện, các tin nhắn mới sẽ xuất hiện trong chế độ xem thay vì cho phép một cảnh báo bật lên. Tạo ra âm thanh sẽ là một ý tưởng, tuy nhiên bạn có thể cân nhắc thực hiện một điều gì đó tinh tế hơn.


8. Yêu cầu quyền truy cập

Trước khi bạn có thể làm bất cứ điều gì với thông báo, bạn cần yêu cầu quyền truy cập từ người dùng. Lưu ý là không nên đưa ra yêu cầu này ngay lập tức. Lý do là vì người dùng không muốn được yêu cầu phải cấp quyền thông báo ngay sau khi tải xuống một ứng dụng nào đó. Họ có thể đang đánh giá ứng dụng của bạn và chưa chắc chắn liệu thông báo của bạn có đang mang lại giá trị cho họ hay không.


Điều này rất quan trọng vì iOS chỉ cho phép thực hiện yêu cầu này một lần. Nếu người dùng từ chối, cách duy nhất để bật chúng là người dùng vào cài đặt và bật thủ công. Vì lý do đó, bạn nên có phương án dự phòng khi thông báo đã bị tắt (từ lời nhắc cấp quyền hoặc sau đó trong cài đặt), bao gồm một liên kết và hướng dẫn cách để bật lại chúng.


Lời Kết

Hầu hết các Mobile app không sử dụng tất cả các tính năng của thông báo. Các nhà phát hành app cần chọn lọc một số tính năng khác nhau cho các loại thông báo khác nhau. Bạn nên có một sự đánh giá sự kết hợp của các tính năng để tìm ra sự kết hợp nào là tối ưu, cũng như đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.


Xin Chân Thành Cảm Ơn,

AppROI Marketing Team.


Về AppROI AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider.... E-mail: info@approi.co Hotline: 0789.99.66.88

Comments


bottom of page