“There’s nothing new under the sun” (Tạm dịch: Không có gì là chưa từng xảy ra). Đây là một trích dẫn quen thuộc, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh.
Dù bạn kinh doanh trong lĩnh vực gì đi chăng nữa, thì giữa các lĩnh vực đó đều có những điểm tương đồng. “Cạnh tranh” (Competition) là điều quen thuộc trong thế giới kinh doanh hiện nay. Các doanh nghiệp khác cũng giống như doanh nghiệp của bạn, ngay cả hiện tại, đang thu hút sự chú ý (và ví tiền) của đối tượng mục tiêu. Nhưng thay vì tìm cách “chơi xấu” đối thủ cạnh tranh, điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể nghiên cứu các chiến lược kinh doanh của họ và học hỏi từ đó?
Competitor Analysis (Phân tích đối thủ cạnh tranh) là gì?
Phân tích đối thủ cạnh tranh về cơ bản là đánh giá các chiến lược kinh doanh của đối thủ, phân tích điểm mạnh và điểm yếu của họ, đồng thời tìm ra những insight mới mẻ có thể giúp bạn phát triển doanh nghiệp của mình. Cho dù doanh nghiệp còn non trẻ trên thị trường hay đã tồn tại được một thời gian, sẽ không mất nhiều thời gian để xác định đối thủ cạnh tranh của bạn là ai. Một vài nghiên cứu có hệ thống của một trong những doanh nghiệp đã thực hiện phân tích đối thủ cho thấy loại chiến lược digital marketing mà công ty đó đang theo đuổi và cách đưa doanh nghiệp của họ trở nên nổi bật. Kiểu thông tin này sẽ đóng vai trò quan trọng giúp bạn đánh giá kịch bản digital marketing hiện tại của doanh nghiệp và có thể điều chỉnh để đạt được kết quả tốt hơn.
Tại sao phải thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh?
Có ba lý do chính khiến bạn phải tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh định kỳ.
1. Khám phá cách thức hoạt động của đối thủ
Phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ mang lại insight chính xác về những gì đối thủ của bạn đang làm. Kết quả phân tích này giúp chúng ta hiểu các chiến lược digital marketing mà đối thủ sử dụng và cách họ đạt được kết quả. Trong một số trường hợp, thậm chí ta có thể đo lường được kết quả của những nỗ lực marketing của họ.
Phân tích đối thủ cạnh tranh giúp bạn vạch ra chiến lược digital marketing của riêng mình để có thể tìm ra cách giành chiến thắng trong cuộc chơi. Hoạt động này cũng giúp ta tìm ra những lỗ hổng trong dịch vụ/sản phẩm của các doanh nghiệp khác để bạn có thể thu hẹp khoảng cách đó thông qua doanh nghiệp của mình. Khi tìm thấy một yếu tố quan trọng nhưng không được đề cập trên website của đối thủ cạnh tranh, bạn có thể dễ dàng tạo ra nội dung đó để thu hẹp khoảng cách với đối thủ và tiếp cận đối tượng mục tiêu.
Bạn cũng có thể tìm thấy một khía cạnh độc đáo mà các đối thủ cạnh tranh khác có thể không chạm tới. Insight này sẽ đưa ra manh mối về cách bạn có thể định vị doanh nghiệp và tạo vị thế cho doanh nghiệp của mình trong thị trường ngách.
2. Đánh giá nhu cầu thị trường
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cũng sẽ giúp bạn hiểu thị trường đang hoạt động như thế nào và nhu cầu hiện tại đối với các sản phẩm và dịch vụ trong ngành là gì. Một nghiên cứu cơ bản về các xu hướng trong ngành sẽ cung cấp những thông tin đầu vào về cách thị trường biến động trong tương lai. Điều này sẽ giúp ta hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp.
Bằng cách đánh giá các sản phẩm do đối thủ cạnh tranh đang cung cấp, bạn sẽ thấy họ đang cố gắng đáp ứng nhu cầu thị trường hiện tại như thế nào. Nghiên cứu về các dịch vụ và mức giá của họ sẽ giúp bạn hiểu được ta cần tập trung ở đâu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
3. Xác nhận phạm vi kinh doanh và khả năng sinh lời
Phân tích đối thủ cạnh tranh giúp bạn quyết định xem sản phẩm hoặc dịch vụ của mình có khả thi hay không. Khi nhìn thấy quảng cáo của các sản phẩm tương tự, bạn sẽ biết rằng thị trường hiện tại đang có sự cạnh tranh lớn. Nếu có tỷ lệ cạnh tranh cao, ta biết rằng có đủ người mua và do đó xác định được phạm vi cho các dịch vụ kinh doanh của mình.
Ngay cả khi mới bắt đầu, phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn xác định các lĩnh vực mà doanh nghiệp của bạn có thể thu được lợi nhuận. Điều này có thể được thực hiện đơn giản bằng cách phân tích các từ khoá mà đối thủ cạnh tranh của bạn đặt quảng cáo và thử áp dụng với các dịch vụ bạn muốn cung cấp.
Bất kể bạn đang điều hành loại hình kinh doanh nào, phân tích đối thủ cạnh tranh có thể mang lại cho bạn lợi thế khác biệt.
Hiện nay có một số công cụ online tuyệt vời mà bạn có thể sử dụng để theo dõi đối thủ cạnh tranh dễ dàng và hiểu cách họ đang hoạt động. Những công cụ này giúp bạn có được dữ liệu liên quan, phân tích những phát hiện của bản thân và tìm ra insight mới. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh chiến lược digital marketing của mình và đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới.
10 công cụ trực tuyến hữu ích giúp bạn “đọc vị” đối thủ dễ dàng
1. Kompyte – Công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh
Kompyte giúp bạn theo dõi đối thủ cạnh tranh và những thay đổi mà họ thực hiện trên website, sản phẩm và chiến dịch digital marketing. Công cụ này theo dõi các website của đối thủ cạnh tranh trong thời gian thực, cảnh báo cho bạn khi họ xuất bản quảng cáo mới, cập nhật các xếp hạng mới nhất trên nhiều công cụ tìm kiếm và cung cấp kết quả phân tích thời gian thực về chiến lược content và blog của đối thủ cạnh tranh.
Chi phí: 14 ngày dùng thử miễn phí (không yêu cầu thẻ tín dụng).
2. Rival IQ – Công cụ phân tích social media
Rival IQ cho phép người dùng nghiên cứu hiệu suất của các kênh social media của mình cũng như của đối thủ cạnh tranh. Công cụ này giúp bạn theo dõi nội dung và mức độ tương tác của các bài đăng của công ty đối thủ, cũng như xem cách họ thu hút người theo dõi mới. Bạn cũng có thể tăng mức độ tương tác trên mạng xã hội của mình bằng cách xác định các xu hướng và hashtag đang hoạt động tốt của đối thủ.
Chi phí: dùng thử miễn phí 7 ngày (không yêu cầu thẻ tín dụng), sau thời gian dùng thử có phí là 199 USD/tháng.
3. Brandwatch – Công cụ social listening
Đây là một công cụ “social listening” bằng cách thu thập thông tin những cuộc bàn tán trên internet về các thương hiệu, ngành kinh doanh và từ khoá cụ thể. Điều này giúp ta hiểu các cuộc trò chuyện như thế nào sẽ thu hút khán giả và mở ra cơ hội mới để giới thiệu thương hiệu của mình. Công cụ này còn có sẵn các tính năng cung cấp insight về hình ảnh đang được chia sẻ nhiều trên social media và đưa ra cảnh báo real-time cho các social trend.
Chi phí: Không xác định, có thể thay đổi tuỳ theo các tính năng yêu cầu.
4. Zuum Social – Một công cụ social reporting
Công cụ này sẽ gửi báo cáo về các hoạt động xã hội của đối thủ cạnh tranh trực tiếp đến hộp thư email của bạn. Công cụ cũng cung cấp insight về cách các đối thủ cạnh tranh đang quảng cáo nội dung gì để tăng mức độ tương tác, thời điểm tối ưu để lên lịch cho các bài đăng của mình, nội dung được chia sẻ nhiều nhất và so sánh về vị trí xếp hạng doanh nghiệp của bạn trong số các đối thủ cạnh tranh.
Chi phí: 3 tuần dùng thử miễn phí (không yêu cầu thẻ tín dụng), sau thời gian dùng thử có phí là 199 USD/tháng.
5. Alexa – Tổ hợp các công cụ phân tích
Alexa cung cấp một tổ hợp công cụ marketing bao gồm các công cụ SEO và các công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh. Những công cụ này giúp bạn tìm thấy các website của đối thủ cạnh tranh, so sánh traffic (lưu lượng truy cập) vào website của họ với website của bạn, khám phá nhân khẩu học của khán giả và vị trí trùng lặp so với website của bạn, đồng thời phân tích số liệu hiệu suất so với những doanh nghiệp hàng đầu khác trong ngành.
Chi phí: 7 ngày dùng thử miễn phí, sau thời gian dùng thử có phí là 99 USD/tháng.
6. SimilarWeb – Công cụ phân tích đối thủ toàn diện
Công cụ này cung cấp khả năng phân tích các website, ứng dụng và các ngành kinh doanh cụ thể. Bạn có thể sử dụng SimilarWeb để đánh giá website của mình so với đối thủ cạnh tranh dựa trên traffic, từ khoá SEO, sở thích của khán giả và các trang phổ biến. Bạn cũng có thể phân tích các số liệu toàn ngành và tìm các website hàng đầu trong từng thị trường ngách.
Chi phí: Miễn phí cho một số tính năng.
7. Spyfu – Công cụ giám sát từ khoá và quảng cáo
Spyfu cho phép người dùng tải danh sách các từ khoá có lợi nhất của đối thủ cạnh tranh cũng như những nội dung họ đang sử dụng cho organic và paid ads. Công cụ này cũng cho phép bạn theo dõi thứ hạng SEO của mình cho các từ khoá cụ thể và so sánh với các từ khoá của đối thủ cạnh tranh. Công cụ này có thể rất hữu ích để tìm ra cách đối thủ cạnh tranh của bạn nhận được traffic từ kết quả tìm kiếm.
Chi phí: Gói cơ bản $33 mỗi tháng
8. Simply Measured – Một công cụ phân tích xã hội
Đây là một công cụ theo dõi các cuộc hội thoại có liên quan trên các mạng xã hội và giúp bạn hiểu sở thích của khán giả cũng như cách họ tương tác với thương hiệu. Simply Measured cũng giúp bạn khám phá những người có ảnh hưởng trong thị trường ngách của mình, phân tích hiệu suất của họ, theo dõi nội dung được chia sẻ và đo lường chuyển đổi.
Chi phí: Không xác định.
9. Ahrefs – Một công cụ giám sát link
Ahrefs cung cấp một bộ công cụ cao cấp giúp bạn nghiên cứu mức độ cạnh tranh, theo dõi thị trường ngách của mình và khám phá cách bạn có thể tăng traffic. Ahrefs có các công cụ cụ thể để theo dõi backlink và trình bày các số liệu SEO liên quan để hỗ trợ marketing campaign của bạn. Công cụ này cũng giám sát các từ khoá và gửi cảnh báo qua email khi có hoạt động quan trọng.
Chi phí: 7 USD cho bản dùng thử 7 ngày. Gói cơ bản là 99 USD/tháng
10. Moz Open Site Explorer – Một công cụ nghiên cứu backlink
Đây là một trong những công cụ có từ lâu, đáng tin cậy với những chức năng đơn giản. Công cụ này giúp bạn tìm thấy tất cả các website liên kết trở lại một URL cụ thể, các trang hàng đầu trong những website cụ thể và so sánh các chỉ số cụ thể của trang với các chỉ số của đối thủ cạnh tranh. Moz cũng xác định các liên kết xấu có thể làm giảm độ tin cậy của website để bạn có thể xoá chúng.
Chi phí: Gói cơ bản miễn phí. Đăng ký trả phí là 149 USD/tháng với bản dùng thử miễn phí 30 ngày.
Lời kết
Ngoài 10 công cụ được đề cập trên đây, trên thị trường còn có rất nhiều công cụ trực tuyến khác có sẵn giúp bạn khám phá những gì đối thủ cạnh tranh đang làm. Những gì bạn thực sự cần là tự mình tìm hiểu và trải nghiệm.
Bạn có thể:
Theo dõi các thương hiệu phổ biến khác trong thị trường ngách trên social media. Điều này giúp bạn theo dõi các cập nhật của họ và xem cách đối thủ tương tác với khán giả.
Thỉnh thoảng truy cập website của đối thủ. Điều này sẽ cung cấp cho bạn những insight sâu sắc hơn về cách họ đã thiết kế bố cục, những nội dung thu hút của họ là gì và loại sản phẩm họ bán.
Đăng ký nhận bản tin email của đối thủ. Hoạt động này có thể khá hiệu quả vì bạn sẽ biết loại giao dịch họ cung cấp và cách họ thu hút khán giả để bán hàng.
Như Gianni Versace đã nói “Thật tuyệt khi có sự cạnh tranh lành mạnh, nó thúc đẩy bạn làm việc tốt hơn”. Khi bạn biết đối thủ cạnh tranh của mình là ai và hiểu cách thức hoạt động của họ, bạn sẽ có thể đưa ra chiến lược digital marketing phù hợp.
Xin Chân Thành Cảm Ơn,
AppROI Marketing Team.
Về AppROI AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider.... E-mail: info@approi.co Hotline: 0789.99.66.88
Comments