top of page
  • Writer's pictureMy Ngô

Mobile App Onboarding: Gợi Ý 10 Cách Tăng User Engagement

Updated: Aug 16, 2022

Sự ấn tượng đầu tiên là điều quan trọng khi bạn bắt đầu giới thiệu mobile app ra công chúng. Nếu chỉ khởi chạy nhưng không thu hút được sự chú ý ngay từ đầu, khả năng thất bại sẽ khá cao. Vì vậy, quá trình onboarding app được xem là một phần không thể thiếu trong việc tạo ra trải nghiệm người dùng.


App Onboarding là gì?

Đây là quá trình người dùng biết được app của bạn cho đến khi họ có trải nghiệm tốt nhất trong thời gian sử dụng. Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong trải nghiệm người dùng đối với mobile app vì sẽ quyết định hành trình người dùng từ user mới thành user trung thành. Về cơ bản, đó là quá trình khiến người dùng mới nâng cao mức độ tương tác của họ với ứng dụng đủ để họ tiếp tục sử dụng thay vì bỏ đi sau lần trải nghiệm đầu tiên.


Vì sao App Onboarding lại đóng vai trò quan trọng?

Với số lượng app có sẵn trên app store lên đến con số hàng triệu tại App Market, việc doanh nghiệp tìm hiểu cách ứng dụng có thể chiếm lợi thế và thu hút được số lượng lớn người dùng là điều cần thiết. Trong tình huống này, một quy trình onboarding hiệu quả và hấp dẫn có thể rất quan trọng vì giúp bạn thiết lập phong cách app, xây dựng và cải tiến dựa trên sự quan tâm của người dùng. Sau đây là 3 lý do cho thấy tầm quan trọng của quá trình onboarding khi phát triển app.


1. Giúp người dùng nhận thấy giá trị của app

Vì sao có đến 25% người dùng từ bỏ app chỉ sau một lần sử dụng? Tại sao người dùng tải xuống 1 ứng dụng, sử dụng 1 vài lần và sau đó không truy cập lại hay thậm chí là gỡ cài đặt. Câu trả lời đến từ việc người dùng có nhận thấy giá trị mà app mang lại hay không. Điều này có nghĩa là nếu ứng dụng không thể tóm tắt những gì sẽ cung cấp và mang lại lợi ích như thế nào cho người dùng thì việc user gỡ cài đặt là điều sẽ gặp phải.


2. Mang lại lợi thế cạnh tranh lớn cho app

Hãy trả lời câu hỏi, mobile app của bạn có phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn để trở thành một trong số 6,36 triệu ứng dụng. Có khoảng 3,14 triệu ứng dụng trên Google Play, 2,09 triệu ứng dụng trên App Store và 1,13 triệu ứng dụng hiện diện tại App Market khác. Chỉ tính riêng năm 2020 đã có 218 tỷ lượt tải xuống ứng dụng. Có thể thấy, thị trường app hiện nay đã khá bão hòa. Trong trường hợp này, nơi mà sự cạnh tranh là rất lớn, các ứng dụng kinh doanh không thể mong đợi tồn tại nếu không có ấn tượng lâu dài. Việc thực hiện onboarding tốt có thể giúp bạn truyền tải giá trị của ứng dụng đến người dùng và tăng khả năng giữ chân họ.


3. Giúp cải thiện retention rate

71% người dùng ứng dụng trong các ngành công nghiệp ngừng hoạt động trong vòng 90 ngày không. Nhưng app onboarding có thể tăng tỷ lệ giữ chân lên tới 50%. Nếu người dùng hiểu những gì app cung cấp là dành cho họ, họ sẽ không ngừng sử dụng ứng dụng.

Mobile App Onboarding: Gợi Ý 10 Cách Tăng User Engagement

10 phương pháp tối ưu quá trình onboarding cho app

1. Tạo kế hoạch onboarding

Điều này có nghĩa là xem xét onboarding như một yếu tố quan trọng quyết định đến trải nghiệm người dùng. Để tạo kế hoạch, hay nghiên cứu chân dung người dùng, tích cách của họ và làm thế nào để tạo ấn tượng khi họ sử dụng app lần đầu. Xem xét những điều khác nhau về người dùng như họ thuộc nhóm tuổi nào, có am hiểu công nghệ không, có quen thuộc với các chức năng chính của ứng dụng chưa? Dựa trên những câu trả lời này, hãy đem lại cho người dùng tiềm năng trải nghiệm thú vị đã được tùy chỉnh


2. Nhấn mạnh đề xuất giá trị của app

Bạn có tập trung vào việc nói với người dùng về tính năng, lợi ích của app hay không. Nếu bạn là người dùng, bạn có muốn nhận được các thông tin về cách app sẽ đem lại giá trị cho cuộc sống cá nhân, nghề nghiệp hay cảm thấy nhận được giá trị mà tính năng app mang lại. Thông thường app developers sẽ nghĩ rằng việc thể hiện các tính năng tốt nhất của ứng dụng sẽ giúp chuyển đổi khách truy cập lần đầu thành người dùng. Mặc dù điều này không hoàn toàn sai nhưng điều quan trọng hơn vẫn là tập trung vào giá trị. Thực tế cho thấy người dùng không quan tâm nhiều đến tính năng mà là giá trị họ sẽ nhận được khi sử dụng app.


3. Giới thiệu các tính năng và chức năng cốt lõi

Làm nổi bật những lợi ích và giá trị mà ứng dụng của bạn mang lại là một cách kết hợp với quá trình onboarding. Tương tự, bạn có thể xem xét việc làm nổi bật chức năng và tính năng cốt lõi của ứng dụng. Những điều này sẽ cung cấp cho người dùng mới các hiểu biết rõ ràng về những gì ứng dụng của bạn cung cấp. Bên cạnh đó, cách tiếp cận này giới thiệu các tính năng nổi bật nhất của ứng dụng, những tính năng mà đối thủ cạnh tranh có thể thiếu.


4. Chỉ hỏi những thông tin bắt buộc

Khi bạn tạo quy trình đăng ký app, đừng hỏi bất kỳ thông tin nào không liên quan đến ứng dụng. Ví dụ: nếu ứng dụng của bạn là để nghe nhạc, việc hỏi người dùng thông tin về mức lương hàng tháng của họ có thể không cần thiết. Chỉ yêu cầu thông tin có liên quan và quan trọng nhất. Theo một báo cáo, 60% người dùng tránh cài đặt ứng dụng hoặc gỡ cài đặt ứng dụng đó khi họ cảm thấy phải cung cấp quá nhiều thông tin cá nhân không cần thiết. Thay vào đó, hãy đặt câu hỏi ngắn gọn và chính xác nhất có thể. Các câu hỏi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực thúc đẩy tương tác của người dùng app. Cho người dùng biết chính xác lý do bạn yêu cầu thông tin và quyền truy cập vào dữ liệu cụ thể trên điện thoại của họ. Hãy đảm bảo rằng bạn giải thích cách thông tin đó sẽ giúp họ nhận được giá trị từ mobile app.


5. Thu gọn màn hình onboarding

Một lưu ý quan trọng là không bắt người dùng vuốt qua nhiều màn hình trước khi họ có thể truy cập vào app. Bạn sẽ có nguy cơ mất người dùng tiềm năng nếu quá trình onboarding quá sơ sài hoặc quá dài vì họ sẽ bị choáng ngợp bởi các trang hướng dẫn. Lúc này, user có thể rời bỏ app và tìm đến sự lựa chọn tương tự nhưng với nhà cung cấp khác. Nếu chức năng của ứng dụng cần giải thích chi tiết, nên sử dụng phương pháp tiếp cận dần dần. Có nghĩa là hướng dẫn từng bước, diễn ra nhanh chóng và không đòi hỏi nhiều thông tin. Chẳng hạn thay vì sử dụng văn bản, hãy thay thế bằng hình ảnh, video để truyền tải thông điệp.


6. Sign Up cần có sự đơn giản

Một lý do chính khác dẫn đến churn rate cao đó là quá trình signup phức tạp và kéo dài. Hãy nhớ rằng mọi người không muốn điền quá nhiều thông tin chỉ để đăng ký ứng dụng của bạn. Vì thế hãy làm cho quá trình đăng ký đơn giản nhất có thể, ngắn gọn và nhanh chóng. Bạn cũng có thể xem xét việc cho phép đăng nhập bằng tài khoản của bên thứ ba. Vì vậy, thay vì tạo một tài khoản hoàn toàn mới cho mobile app, người dùng có thể đăng nhập bằng thông tin đăng nhập Twitter, Gmail hoặc Facebook. Họ không chỉ cung cấp một ít nhấp chuột để đăng nhập mà còn tạo niềm tin trong tâm trí người dùng.


Ví dụ, WhatsApp tự động phát hiện SMS để đơn giản hóa việc xác minh điện thoại. Người dùng không phải rời khỏi ứng dụng và tìm kiếm trong các tin nhắn của họ để nhập mã xác minh. Điều này giúp việc đăng ký tài khoản nhanh chóng, cung cấp trải nghiệm cho người dùng mới tốt hơn và đảm bảo user không bị phân tâm bởi vấn đề gì ngoài WhatsApp.


7. Cân nhắc yêu cầu quyền truy cập

Vấn đề này tưởng chừng đơn giản nhưng có thể khiến cho người dùng không tiếp tục sử dụng ứng dụng. Nhiều người không thích các ứng dụng yêu cầu cấp quyền như push notification, truy cập camera, truy cập danh bạ hoặc thông tin cá nhân. Do đó, khi triển khai quá trình onboarding, hãy cẩn thận khi yêu cầu quyền truy cập dữ liệu của người dùng. Vì khi yêu cầu truy cập nhiều thông tin cá nhân, người dùng sẽ gỡ cài đặt ứng dụng khi họ cảm thấy có nguy cơ gặp các vấn đề về bảo mật, về quyền riêng tư.


8. Hiển thị tiến trình onboarding

Người dùng sẽ không muốn khám phá ứng dụng mà không có điểm dừng. Do đó hãy cung cấp quá trình onboarding ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo có được các thông tin cần thiết. Trải nghiệm tham gia của người dùng phải ngắn gọn và đi vào trọng tâm. Chỉ định từng bước và hiển thị cho người dùng số bước còn lại và cho họ khi nào sẽ kết thúc onboarding. Nếu user không biết họ sẽ xem hướng dẫn đến khi nào, họ sẽ dễ dàng chán nản và rời bỏ app.. Đó là lý do tại sao cần có thanh tiến trình.


9. Không bỏ qua CTA

Hãy bổ sung lời kêu gọi hành động CTA vào cuối quá trình onboarding. CTA giúp người dùng biết được nên làm gì tiếp theo sau khi kết thúc onboarding. Khi bạn thu hút người dùng truy cập ngay vào ứng dụng, điều đó sẽ giúp họ tiếp tục tương tác với app nhiều hơn. Vì vậy, một CTA được thiết kế tốt sẽ thúc đẩy tương tác và giữ chân người dùng.


10. Đưa ra lựa chọn từ chối (opt-out) quá trình onboarding

Điều gì sẽ xảy ra nếu một số người dùng muốn chọn không tham gia toàn bộ quá trình onboarding? Không phải ai cũng muốn được trải nghiệm mà điều họ cần là sẽ tự khám phá mà không cần hướng dẫn. Vì thế, bạn nên cung cấp cho người dùng sự lựa chọn để họ quyết định có nên theo dõi quá trình onboarding hay không. Ứng dụng phát trực tuyến video âm nhạc có tên Vevo đã phát hiện ra rằng việc thêm tùy chọn bỏ qua vào quy trình onboarding đã tăng số lần user đăng nhập lên khoảng 10% và số lượng đăng ký thành công cũng tăng khoảng 6%.


Xin Chân Thành Cảm Ơn,


Về AppROI AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider.... E-mail: info@approi.co Hotline: 0789.99.66.88
bottom of page