top of page
  • Writer's pictureUyen Mac

Báo cáo tình hình phát triển của Social Commerce từ năm 2023 (P1)

“Social commerce sẽ thay đổi hành vi mua sắm của mọi người một cách sâu sắc, giống như cách mà mua sắm qua internet đã làm được trong 20 năm qua” - Forbe


Thời đại của Ecommerce

  • Từ năm 2010 đến 2022 (từ $500 tỷ lên đến $4.5 nghìn tỷ)

  • Dẫn đầu về quảng cáo và SEO

  • Mối đe dọa khẩn cấp: COVID và “cái chết” của cookie đã dẫn đến tình trạng chi phí thu hút khách hàng tăng gấp 3 lần



Thời đại của Social commerce

  • Từ năm 2020 đến 2030 (từ $560 tỷ lên đến $6.2 nghìn tỷ)

  • Dẫn đầu về yếu tố tinh thần

  • Cơ hội chưa được khai thác: Chỉ riêng trên Instagram đã có 650 triệu người với hơn 1000 người theo dõi


Phần 1: Các ưu tiên trong việc điều hành doanh nghiệp bán lẻ trong năm 2023

Bạn muốn biết các CEO và CMO khác trong ngành đang ưu tiên điều gì trong năm tới? Sau đây là bối cảnh và tóm tắt chính xác những yếu tố được ưu tiên trong việc điều hành doanh nghiệp bán lẻ từ năm 2023 trở đi.


1. Đối với CEO

  • Tạo các hệ sinh thái khác biệt, nâng cao giá trị có thể cung cấp nhiều loại mặt hàng dành riêng cho danh mục bán lẻ và trở thành cửa hàng một cửa tiện lợi cho người tiêu dùng.

  • Ưu tiên thúc đẩy tính bền vững, điều này sẽ tiếp tục tác động đến ngành trong năm 2023 và trong tương lai. Mua sắm bền vững đồng nghĩa với việc người tiêu dùng cần biết sản phẩm được làm từ gì, sản xuất ở đâu và họ có thể làm gì sau khi sử dụng xong.

  • Thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe tinh thần, tuyển dụng đa dạng lực lượng lao động, ghi nhãn carbon, tái chế toàn diện, tìm nguồn cung ứng sản phẩm một cách có đạo đức và công bằng.



2. Đối với CMO

  • Các nhà bán lẻ phải phá vỡ các silo dữ liệu (data silo) trong tổ chức để có được bức tranh toàn cảnh và rõ ràng hơn về sở thích của khách hàng. Dữ liệu được kết nối từ các giao dịch tại điểm bán hàng, lưu lượng truy cập trang web, tương tác email và số lần hiển thị trên social cho phép các nhà bán lẻ tạo các chiến dịch được nhắm mục tiêu, ưu đãi được cá nhân hóa, các sản phẩm và dịch vụ lấy khách hàng làm trung tâm. Cuối cùng, có thể làm tăng mức độ tương tác và bán hàng của thương hiệu.

  • Ưu tiên sự hiện diện trên Instagram, mua sắm và mua hàng trực tiếp trong ứng dụng là một bước đột phá. Các nhà bán lẻ cần tạo điều kiện cho người dùng dễ dàng khám phá các dòng sản phẩm của họ trên Instagram. Có thể sử dụng social commerce để tùy chỉnh và cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm. Trải rộng các chiến dịch marketing trên nhiều kênh thay vì chỉ tập trung vào 1 hoặc 2 kênh.

  • Tập trung vào Livestream – các luồng video tương tác, bán sản phẩm theo real-time trên các nền tảng xã hội. Phương pháp này sẽ giúp quảng bá dịch vụ cá nhân, dịch vụ tại cửa hàng lên màn hình điện thoại và cho phép người xem nhận xét trong các sự kiện ấy.


3. Đối với CMO (Nhu cầu công nghệ SaaS)

Việc tận dụng dữ liệu và số liệu phân tích để thúc đẩy các chiến dịch marketing dựa trên tài khoản cùng các nền tảng, nhằm mục đích tăng tính cá nhân hóa và các yếu tố tương tác, đóng vai trò rất quan trọng.


Các chuyên gia truyền thông sẽ cần phải đồng hành cùng cộng đồng của họ để cung cấp nội dung xác thực và phù hợp với sở thích của cộng đồng.


Tập trung vào nhiều insight hơn trong sản phẩm và trong ứng dụng để tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách cung cấp khả năng hiển thị những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng và giá trị trọn đời của khách hàng. Sử dụng dữ liệu sản phẩm, chứng minh rằng các nhóm làm việc trực tiếp với khách hàng có thể hưởng lợi từ dữ liệu sản phẩm để đưa ra các quyết định và kết quả tốt hơn.


Phần 2: Tóm tắt các xu hướng từ năm 2022

12 tháng qua, chúng ta đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể trên các kênh xã hội, từ cách người tiêu dùng sử dụng social media đến các chiến thuật mà các thương hiệu thành công đã áp dụng để thích ứng với chúng.


1. Tổng kết một số xu hướng thị trường nổi bật trong năm 2022

Thói quen mua sắm trên mạng xã hội tăng lên đáng kể khi kết hợp với social commerce, những hình thức mua sắm qua video và livestream cũng trở nên vô cùng phổ biến.


Giới Influencer ngày càng sôi động hơn khi Meta giới thiệu thị trường dành cho người sáng tạo trên Instagram, và TikTok cũng giới thiệu thị trường của riêng họ.

Điều này có nghĩa rằng, niềm tin của influencer đang nằm ở mức thấp nhất mọi thời đại - chỉ 4%, do thiếu tính xác thực và hành vi thay đổi của người tiêu dùng.



Bán hàng đa kênh đang “chiếm sóng”. Mặc dù đã phát triển được một thời gian, nhưng các thương hiệu cũng cần mang lại trải nghiệm gắn kết trên nhiều kênh để “lôi kéo” khách hàng cũng như bán hàng trên nhiều kênh.


Người mua hàng muốn (thực tế là nhu cầu) có được trải nghiệm cá nhân hóa trong cửa hàng và trực tuyến. Việc sở hữu nhiều dữ liệu khách hàng cho phép bạn tạo ra trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa hơn, bao gồm những thông tin như: thói quen mua sắm trên mạng xã hội, thói quen mua sắm tại cửa hàng và trực tuyến. Chỉ khi đó, các thương hiệu mới có thể liên kết tất cả chúng thành một.


Người ta vẫn nói về Metaverse & quảng cáo trong metaverse - nhưng đây vẫn chưa phải là chủ đạo, đặc biệt là đối với các thương hiệu tầm trung. Dự kiến trong 2-3 năm tới, xu hướng này sẽ nổi bật hơn, vậy các thương hiệu hiện đang làm gì để chuẩn bị sẵn sàng cho sự kiện này?


2. Tổng kết một số xu hướng tiêu dùng trong năm 2022

Người tiêu dùng mong muốn sự hài lòng ngay lập tức, đặc biệt là từ góc độ mua hàng. Với sự ra đời của Amazon Prime & một thế giới hậu COVID, người tiêu dùng giờ đây mong đợi được giao hàng nhanh chóng và khả năng tiếp cận các sản phẩm họ muốn - bất cứ khi họ có nhu cầu!

  • Mô hình ROBO: Nghiên cứu trực tuyến - Mua hàng trực tiếp. Người tiêu dùng sẽ sử dụng các trang web thương hiệu để xác định những gì họ muốn mua và sau đó mua tại cửa hàng. Công cụ định vị sản phẩm được tích hợp trong thương mại điện tử chính là chìa khóa, cũng như trải nghiệm khi ai đó bước vào một cửa hàng truyền thống.

  • Google hiện đang cạnh tranh với TikTok & Instagram với tư cách là một công cụ tìm kiếm: 50% Gen Z sẽ truy cập cả 2 nền tảng để lấy cảm hứng - và cảm hứng trực quan - thay vì Google.

  • Người tiêu dùng muốn và sẽ mua sắm trên các kênh social media.

  • Người tiêu dùng tin tưởng UGC gấp 2.4 lần so với nội dung do thương hiệu tạo ra.


Góc nhìn cụ thể hơn về tìm kiếm trực quan tích hợp xã hội

Tìm kiếm trực quan là gì? Tìm kiếm trực quan (visual search) cho phép người dùng chỉ cần chụp ảnh trang phục hoặc tải xuống ảnh của trang phục tương tự – và tìm kiếm các mặt hàng quần áo trong ảnh. Sau đó, một công cụ tìm kiếm như Google sẽ cung cấp danh sách các mặt hàng phù hợp, giúp người dùng dễ dàng mua sản phẩm.


Các thương hiệu có thể chuẩn bị như thế nào? Để chuẩn bị cho sự xuất hiện của tìm kiếm trực quan, các nhà bán lẻ nên đảm bảo rằng họ luôn hiện diện trên các nền tảng dựa trên hình ảnh như Instagram hoặc Pinterest. Ví dụ, các thương hiệu thời trang nên liên tục cung cấp những bức ảnh mới về mẫu quần áo mới nhất. Sau đó, khách hàng có thể sử dụng một ứng dụng như Google Lens để xác định chính xác bộ trang phục mà họ muốn mua từ bức ảnh đó.


Điều cần biết? Khi tìm kiếm hình ảnh trở nên phức tạp hơn, các nhà bán lẻ cũng có thể sử dụng ảnh cùng với AI Marketing để tạo ra những đổi mới cho sản phẩm. Với công nghệ này, khách hàng có thể liên kết Instagram hoặc Pinterest với hồ sơ khách hàng, cho phép nhà bán lẻ phân tích ảnh bên trong. Từ đó, có thể sắp xếp danh sách các mặt hàng được đề xuất phù hợp với trang phục hiện có của người mua sắm hoặc phong cách chung.

Nguồn: Hubspot


Về AppROI AppROI Marketing là Growth Marketing Agency, có thế mạnh về Digital Performance Marketing với năng lực triển khai và tối ưu hiệu quả marketing trên nền tảng công nghệ mang lại khách hàng thực sự, giúp khách hàng đo lường giá trị lâu dài sau khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Hiện tại, AppROI đang đồng hành cùng các đối tác lớn như Google, TikTok, Facebook, Cốc Cốc, AppsFlyer, Adjust, CleverTap, Insider.... Website: approi.co E-mail: info@approi.co Hotline: 0789.99.66.88
bottom of page